Sunday, December 30, 2018

Chuẩn bị Sống Kết quả cho Chúa trong Năm Mới


Bài giảng ngày Chúa nhật 30 tháng 12/2018
Hội thánh Tin lành Lời Chúa

Kinh thánh: Truyền đạo 11:6-9; Câu gốc: Ê phê sô 5:16


Thursday, December 27, 2018

HTLC Christmas 2018 - Đơn ca/Solo “Tiếng Chúa Dịu Dàng”

HTLC Christmas 2018 - Giảng Luận/Sermon

HTLC Christmas 2018 - “Chúa Đấng Tôi Tôn Thờ”

HTLC Christmas 2018 - "Hai Nhi Thanh Giang Sinh Vi Nguoi"

HTLC Christmas 2018 - Đọc Kinh Thánh

HTLC Christmas 2018 - "Jesus, Con Đức Chúa Trời”

HTLC Christmas 2018 - “Niềm Vui/Joy”

HTLC Christmas 2018 - Đơn ca/Solo “Đêm Thánh - O Holy Night”

HTLC Christmas 2018 - Liên Khúc Giáng Sinh/Christmas Medley

HTLC Christmas 2018 - Vũ Khúc “Trong Máng Chiên”

HTLC Christmas 2018 - Hợp ca “Away In A Manger”

HTLC Christmas 2018 - Ca Ngợi Nhập Lễ

HTLC Christmas 2018 - Greetings and Opening Prayer

Sunday, November 25, 2018

HÃY BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN CHÚA BẰNG CÁCH HẾT LÒNG PHỤC VỤ

HÃY BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN CHÚA BẰNG CÁCH HẾT LÒNG PHỤC VỤ
Bài giảng - Chúa nhật 25/11/2018
Kinh thánh: A ghê 1:2-11 ; Ma-la-chi 3:14-18
Câu gốc: Hê-bơ-rơ 12:28 "Cho nên, vì chúng ta nhận được một vương quốc không hề rúng động, chúng ta hãy biết ơn và lấy lòng kính sợ mà phục vụ Đức Chúa Trời một cách vui lòng Ngài;"


NGHE AUDIO 





Thursday, November 22, 2018

Lễ Tạ Ơn, Tạ ơn Ai và Tại sao Phải Tạ Ơn?

Lễ Tạ Ơn, Tạ ơn Ai và Tại sao Phải Tạ Ơn?

Bài giảng Lễ Tạ Ơn Thứ Năm 22 tháng 11/2018
Kinh thánh: Thi thiên 100
Câu gốc: Hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Đấng Christ Jêsus. (1Tê. 5:18)


NGHE AUDIO




Chúc Mừng Lễ Tạ Ơn


Kính chúc Ông Bà Anh Chị Em và Gia đình
Một Ngày Lễ Tạ Ơn Vui Vẻ và Phước Hạnh

Thân mời anh chị em và gia đình, thân hữu
đến dự Đêm Ca Ngợi và Cảm Tạ
tại nhà thờ Lời Chúa
vào lúc 7:30 pm tối nay Thứ Năm 22 tháng 11/2018


Sunday, November 18, 2018

HÃY TẠ ƠN CHÚA BẰNG LỜI NÓI, VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG

HÃY TẠ ƠN CHÚA BẰNG LỜI NÓI, VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG

Bài giảng Chúa nhật 18 tháng 11/2018
Kinh thánh: Cô lô se 3:17 "Bất cứ điều gì anh em nói hay làm, hãy thực hiện mọi sự trong danh Chúa là Đức Chúa Jêsus, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha"



Sunday, November 11, 2018

HÃY QUAN TÂM ĐẾN NHAU BẰNG CÁCH HI SINH CHO NHAU

HÃY QUAN TÂM ĐẾN NHAU BẰNG CÁCH HI SINH CHO NHAU

Bài giảng Chúa nhật 11 tháng 11/2018
Kinh thánh: Phi líp 2:3-11
Câu gốc: 1 GIĂNG 3:16 "Bởi điều nầy, chúng ta biết được tình yêu thương: Ấy là Ngài đã hi sinh mạng sống vì chúng ta. Vậy, chúng ta cũng phải hi sinh mạng sống vì anh em mình." (BTTHD)






Sunday, November 4, 2018

HÃY DÙNG KHẢ NĂNG VÀ ÂN TỨ ĐỂ PHỤC VỤ LẪN NHAU

Bài giảng Chúa nhật 4 tháng 11/2018
HÃY DÙNG KHẢ NĂNG VÀ ÂN TỨ ĐỂ PHỤC VỤ LẪN NHAU
Kinh thánh Kinh thánh: 1 Cô. 12:1, 4-11; Rô.12:4-8
Câu gốc: 1 Phi.4:10a "Mỗi người hãy dùng ân tứ mình đã nhận mà phục vụ nhau"



Tuesday, October 30, 2018

Áp Dụng: Làm Cho Việc Học Kinh Thánh Năng Động và Cụ Thể

Áp Dụng: Làm Cho Việc Học Kinh Thánh Năng Động và Cụ Thể

Mục Sư Rick Warren


“Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22)

Không có gì trở nên năng động cho đến khi nó trở nên cụ thể.  Đó là lý do tại sao khi bạn đọc Lời Chúa, bạn cố gắng chuyển từ “học” thành “hành”.

Một thói quen tuyệt vời cần làm sau khi đọc Kinh Thánh là ghi xuống một câu áp dụng về những gì bạn vừa đọc.  Việc này giúp bạn trở thành người “làm theo Lời Chúa”, chứ không phải chỉ là một người nghe.

Điều gì tạo nên một câu áp dụng tốt?  Nó có bốn đặc điểm:

Nó mang tính cá nhân.  Bạn không thể viết một áp dụng cho ai khác.  Đó không phải là những gì mà thế giới cần làm, hoặc những gì chồng bạn cần làm, hoặc những gì con bạn cần làm.  Đó là những gì bạn cần làm!

Nó thực tế.  Áp dụng của bạn nên là một điều gì đó bạn có thể thực sự làm và một điều gì đó bạn có thể lập một kế hoạch để làm.  Những khái niệm tổng quát sẽ không giúp bạn.  Thật ra, chúng sẽ tạo ảnh hưởng nhỏ và sẽ khiến bạn cảm thấy bất lực.

Nó khả thi.  Nếu bạn không thể thực sự hoàn thành áp dụng của mình, bạn có lẽ sẽ thất vọng. Nếu áp dụng của bạn là bạn cần phải cầu nguyện 5 giờ một ngày, bạn sẽ không thể làm điều đó. Đừng sống một ngày mà không cầu nguyện.  Đó là thực tế.  Cầu nguyện trong 5 giờ là không thực tế.

Nó có thể kiểm chứng được.  Bạn cần đặt ra hạn chót để kiểm tra chính mình.  Nếu bạn không đặt ra một hạn chót và một mục tiêu, bạn không thể tự kiểm tra bạn được.  Vậy thì đó chỉ là một giấc mơ.
Bạn có thể áp dụng điều này này cho bất kỳ đoạn Kinh Thánh nào bạn đang đọc.  Kinh Thánh chép: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22)


*********************************


<< Bài trước                                                                           Bài sau >>

Các bài khác

Monday, October 29, 2018

Kiến Thức Kinh Thánh Đòi Hỏi Hành Động

Kiến Thức Kinh Thánh Đòi Hỏi Hành Động

Mục Sư Rick Warren


“Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá.” (Ma-thi-ơ 7:24) 

Bạn có biết học Kinh Thánh có thể nguy hiểm không?  Thật ra, những kết quả của việc học Kinh Thánh có thể là tai hại.

Nghe có vẻ kỳ lạ, tôi biết.  Nhưng Chúa đã dự định cho chúng ta áp dụng Kinh Thánh vào cuộc sống của chúng ta, chứ không phải chỉ đọc mà thôi.  Kinh Thánh là về sự biến đổi, chứ không phải chỉ là thông tin.  Kết thúc bài giảng trên núi, Chúa Jesus nói: “Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá.” (Ma-thi-ơ 7:24).  Áp dụng Lời Chúa là điều cực kỳ quan trọng.

Vậy thì tại sao áp dụng Lời Chúa vào đời sống chúng ta là quan trọng?

1.    Kiến thức tạo ra kiêu ngạo nếu chúng ta không áp dụng lẽ thật vào đời sống của chúng ta. Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 8:1: “Song sự hay biết sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt.”  

Tất cả chúng ta đều nhìn thấy những người rất thông thạo Kinh Thánh, nhưng họ chưa bao giờ để Lời Chúa thấm sâu vào cuộc đời của họ.  Họ dùng Kinh Thánh như một cái búa để đập vào những người khác.  Chúng ta có thể sẽ là người khó chịu, ác độc, hẹp hòi, cộc cằn, phê phán, hay đoán xét nhất mà chúng ta sẽ gặp– nếu chúng ta không bao giờ đi thêm bước kế tiếp là áp dụng Kinh Thánh vào đời sống của chúng ta.

2.    Kiến thức đòi hỏi hành động. “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22)   Những gì một người biết phải được thể hiện trong những gì họ làm.  Chúng ta đang tự lừa dối mình nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang tăng trưởng đơn giản chỉ bởi ghi chép khi học Kinh Thánh.  Mạng lệnh của Đức Chúa Trời không phải là một sự chọn lựa.

3.    Kiến thức gia tăng trách nhiệm“Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội.” (Gia-cơ 4:17).  Với một hiểu biết sâu sắc hơn về Kinh Thánh, chúng ta sẽ chịu phán xét nặng nề hơn nếu chúng ta không áp dụng những gì Chúa chỉ dạy chúng ta.  Khi chúng ta bắt đầu học Kinh Thánh, Chúa bắt đầu chỉ cho chúng ta những lãnh vực trong đời sống chúng ta cần phải thay đổi, và Chúa kêu gọi chúng ta đến trách nhiệm lớn lao hơn khi Ngài làm điều đó.

************************

<< Bài trước                                                   Bài sau >>


Sunday, October 28, 2018

Hãy Quan Tâm Đến Nhau Bằng Việc Làm

Bài giảng Chúa nhật 28/10/2018

HÃY QUAN TÂM ĐẾN NHAU BẰNG VIỆC LÀM



Kinh thánh: Phi líp 2:14; 1 Giăng 3:11-18; Gia cơ 2:14-17
Câu gốc: Hỡi các con bé nhỏ, chớ yêu thương bằng lời nói và miệng lưỡi, mà phải yêu bằng việc làm và sự chân thật. (1 Giăng 3:18)





Wednesday, October 24, 2018

Ai Nhận Được Ân Tứ Của Bạn

Ai Nhận Được Ân Tứ Của Bạn

Mục Sư Rick Warren


“Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh.  Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.  Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người.” (1Cô-rinh-tô 12:4-6)

Khi bạn biết bạn được tạo ra với năng khiếu gì, thì bạn sẽ biết bạn nên là gì, và bạn có thể bắt đầu chú tâm vào đó để cho làm đời sống mình được ích lợi hơn.

Ngay lúc bạn bước qua lằn ranh giới hạn về mặt thuộc linh, bạn nói, “Tôi sẽ đi theo đường của Chúa, không phải đường riêng của tôi nữa.  Tôi sẽ để Ngài hướng dẫn đời mình.  Tôi muốn đi theo mục đích của Chúa, không phải mục đích của tôi.  Tôi sẽ làm việc mà Chúa đã định cho tôi làm.”

Ngay khi bạn bước qua được lằn ranh đó và đặt niềm tin nơi Đấng Christ, thì Chúa cũng ban cho bạn bốn ân tứ trọng yếu này:

Sự Tha Thứ. Rô-ma 5:15 chép, “Vì tội lỗi của một người, A-đam, khiến mọi người khác phải chết.  Nhưng ân điển kỳ diệu của Đức Chúa Trời và sự tha thứ của Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jesus Christ lại càng lớn lao cho mọi người khác là dường nào.”  Điều đầu tiên Chúa Jesus đã làm là Ngài bôi xóa hết lầm lỗi của bạn.  Tất cả đều được tha thứ!  Không có sự đoán phạt.

Cuộc sống vĩnh cửu.  Chúa có những chương trình dài hạn cho bạn.  Kinh Thánh chép trong Rô-ma 6:23, “Tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta.”  Bạn không bao giờ có thể tự mình làm gì để vào được Thiên Đàng.  Cách duy nhất để bạn vào được Thiên Đàng là nhờ bạn lấy đức tin tiếp nhận món quà Chúa biếu không cho bạn.

Đức Thánh Linh.  Rô-ma 5:5 chép, “Sự yêu thương của Đức chúa Trời đã rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta.”  Làm thế nào để bạn biết khi nào bạn để cho Thiên Chúa sống qua cuộc đời bạn?  Đó là khi bạn có bông trái của Thánh Linh: lòng yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, và tiết độ.

Khả Năng Đặc Biệt.  Trong Kinh Thánh, những khả năng đặc biệt này được gọi là những ân tứ thuộc linh.  Khác với những sự ban cho về vật chất hay khả năng về thể chất.  Những ân tứ thiêng liêng này rất cần để giúp cho bạn làm xong công tác Chúa muốn bạn làm.  Phần đông tín hữu thậm chí không biết mình có những ân tứ, ít hay nhiều.  Nhưng bạn có những ân tứ thiêng liêng!

Kinh Thánh chép trong 1 Cô-rinh-tô 12:4-6, “Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh.  Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.  Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người.”

Ân tứ thiêng liêng là gì?  Đức Chúa Trời có một mục đích cho đời bạn, và ân tứ thiêng liêng là những điều Chúa trang bị cho bạn để làm được điều Chúa muốn bạn làm.  Chúa không bao giờ muốn bạn làm gì mà không ban cho bạn khả năng để làm.  Ngài ban cho bạn ngay khi bạn tiếp nhận Đấng Christ.  Bạn không được chọn ân tứ.  Bạn cũng không làm được gì để đáng được ân tứ.

Ân tứ không phải để dùng làm lợi cho chính bạn.  Bạn nhận được ân tứ để giúp đỡ người khác.  Và anh chị em khác trong gia đình hội thánh có những ân tứ của họ để giúp lại bạn.

Khi tôi sử dụng ân tứ thiêng liêng để giảng dạy, các bạn được phước.  Khi bạn sử dụng ân tứ thiêng liêng của mình, những người trong hội thánh được phước.  Giống như trò chơi ghép hình vậy.  Nếu bạn thiếu một mảnh nhỏ, thì điều đầu tiên bạn nhận ra là gì?  Là chính mảnh thiếu đó. Cũng vậy, nếu bạn không phát triển và sử dụng những ân tứ thiêng liêng của bạn, thì tất cả chúng ta đều thiệt thòi.


Thảo luận

 Hằng ngày bạn phải đối diện với những thách thức nào khi bạn cố gắng sống theo đường lối Chúa, không theo đường riêng của mình?  Còn nếu sống theo cách riêng của mình, không theo cách Chúa muốn thì sao?



**********************

<< Bài trước                                               Bài sau >>



Tuesday, October 23, 2018

Khả Năng Của Bạn Là Bản Đồ Của Chúa Cho Đời Sống Bạn

Khả Năng Của Bạn Là Bản Đồ Của Chúa Cho Đời Sống Bạn

Mục Sư Rick Warren

“Nguyền xin Ngài bởi quyền năng của Đức Chúa Jesus Christ khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi sự lành, đặng làm thành ý muốn Ngài, và đẹp lòng Ngài.” (Hê-bơ-rơ 13:21)

Ngày xưa, có một số thú vật muốn bắt đầu mở trường học cho thú vật.  Chúng quyết định các môn học sẽ bao gồm chạy, leo, bơi, và bay.  Rồi chúng đã quyết định là tất cả các thú vật nên học tất cả các môn này.

Thế là có nhiều nan đề xảy ra.  Vịt giỏi hơn thầy của mình về bơi, nhưng chỉ thi đậu môn bay với điểm trung bình, còn môn chạy thì quá dở.  Vì vậy, trường cho vịt khỏi học môn bơi để ở laị tập dượt môn chạy sau khi tan học.  Điều này khiến cho chân vịt bị trầy xước tả tơi, nên điểm môn bơi đã tuột xuống trung bình.  Tuy nhiên con thú nào cũng cảm thấy bớt lo và khoái chí hơn, ngoại trừ vịt.

Thỏ hồi đầu khóa học đã dẫn đầu lớp về môn chạy, nhưng vì có quá nhiều bài phải làm lại cho môn bơi lội, nên bị sưng phổi, phải nghỉ học.

Sóc xuất sắc về môn leo trèo, nhưng thật kém trong lớp học bay vì thầy dạy muốn sóc bắt đầu từ dưới đất bay lên, chứ không phải bay từ trên xuống.  Sóc ta bị co rút bắp thịt vì căng dãn nhiều quá, nên chỉ được điểm “C” về môn leo trèo và điểm “D” môn chạy.

Chim ưng là đứa học trò phá rối nhất từng bị phạt vì không chịu theo kỷ luật.  Thí dụ, trong lớp học leo trèo, chim ưng luôn đạt tới đỉnh ngọn cây trước nhất, bằng cách bay chứ nhất định không chịu trèo.  Cuối cùng, vì chim ưng không chịu tham dự lớp học bơi, nên nó đã bị đuổi học.

Câu chuyện vui này nhắc chúng ta rằng Chúa đã thiết lập cho mỗi loài một khả năng cụ thể trong một lãnh vực cụ thể, và Ngài không mong mỏi mọi loài phải làm tất cả những việc khác.  Khi bạn mong mỏi mọi người đều phải rập y một khuôn, thì tất cả những gì bạn nhận được sẽ là sự thất vọng, chán nản, tầm thường, và thất bại.  Vịt được tạo ra để làm vịt chứ không phải làm một con nào khác.

Và bạn được tạo ra để là chính bạn.  Chúa đã ban cho bạn những khả năng độc đáo, và Ngài muốn bạn sử dụng nó theo cách Ngài đã định.

Khả năng của bạn là bản đồ bày tỏ ý muốn của Chúa dành cho đời sống của bạn.  Nó chỉ hướng. Khi bạn biết bạn giỏi về điều gì, thì bạn có thể biết Chúa muốn bạn làm gì với cuộc sống của bạn.

Kinh Thánh chép trong Hê-bơ-rơ 13:21, “Nguyền xin Ngài bởi quyền năng của Đức Chúa Jesus Christ khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi sự lành, đặng làm thành ý muốn Ngài, và đẹp lòng Ngài.”

Thảo luận


  • Bạn có những ân tứ thuộc linh nào?
  • Dựa vào năng khiếu của bạn — các ân tứ thuộc linh, tấm lòng, những khả năng, nhân cách, và kinh nghiệm - bạn nghĩ Chúa muốn bạn dùng đời sống của bạn như thế nào?
  • Cố gắng để vượt trội trong một lãnh vực mà bạn không có khiếu sẽ cản trở trong sự phục vụ hữu hiệu nhất của bạn như thế nào?



**********************

<< Bài trước                                               Bài sau >>

Monday, October 22, 2018

Chúa Ban Cho Bạn Khả Năng Để Giúp Đỡ Người Khác

Chúa Ban Cho Bạn Khả Năng Để Giúp Đỡ Người Khác

Mục Sư Rick Warren

“Bây giờ anh em thuộc về Ngài, là Đấng đã sống lại từ kẻ chết, để chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 7:4b)

Chúa tạo ra bạn để giúp đỡ người khác.  Bất kể công việc hay nghề nghiệp của bạn, bạn được kêu gọi để làm người tín đồ phục vụ trọn thời gian.  Một “tín đồ không phục vụ” là một mâu thuẫn về mặt thuật ngữ.
Kinh Thánh chép, “Ngài cứu chúng ta và gọi chúng ta là dân thuộc riêng về Ngài, không phải do việc chúng ta làm, nhưng là theo ý riêng Ngài đã chỉ định. (2 Ti-mô-thê 1:9a)

Phi-e-rơ nói, “Anh em được lựa chọn để rao giảng nhơn đức của Ngài, là Đấng đã gọi anh em. (1 Phi-e-rơ 2:9b)

Khi lớn lên, bạn có thể đã nghĩ rằng được Chúa kêu gọi chỉ dành cho các giáo sĩ, mục sư, nữ tu, và các nhân viên kinh nghiệm làm việc trọn thời gian trong các hội thánh, nhưng Kinh thánh nói mọi tín hữu đều được kêu gọi để phục vụ.

Khi bạn sử dụng các khả năng Chúa ban cho để giúp đỡ người khác, bạn đang hoàn thành sự kêu gọi của mình.  “Bây giờ anh em thuộc về Ngài, là Đấng đã sống lại từ kẻ chết, để chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 7:4b)

Thảo luận

  • Bạn đang sử dụng khả năng Chúa ban để giúp đỡ người khác như thế nào?
  • Điều gì Chúa đang kêu gọi bạn làm mà bạn nghĩ rằng mình đã không có đủ điều kiện để làm?
  • Làm cách nào bạn có thể khuyến khích các người khác trong nhóm nhỏ, hội thánh, hoặc cộng đồng tín hữu phục vụ trong mục vụ?


**********************

<< Bài trước                                               Bài sau >>


Sunday, October 14, 2018

Hãy Quan tâm Đến nhau Bằng Lời Nói



Bài giảng: "Hãy Quan tâm Đến nhau Bằng Lời Nói"
Kinh thánh: Phi-líp 2:4; Cô-lô-se 4:6; Ê-phê-sô 4:29
MS Lê Phước Thuận giảng tại nhà thờ Hội thánh Tin lành Lời Chúa
Chúa nhật 14 tháng 10/2018



Lời nói là phương tiện kỳ diệu để truyền thông. Nhiều người dùng lời nói để phô trương, và khoe khoang; để điều khiển người khác, để phục vụ lợi ích của mình. Trái lại, Cơ-đốc-nhân dùng lời nói để khích lệ, an ủi, gây dựng tâm linh, và quan tâm đến người khác.

<<<Bài trước                                                                Bài sau>>>

Sunday, October 7, 2018

Hãy Quan tâm Đến Nhau Bằng Cách Lắng Nghe




Lời Chúa dạy: "Mỗi người trong anh em đừng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình, nhưng phải quan tâm đến lợi ích của người khác nữa. (Phi líp 2:4)  Chúng ta quan tâm đến nhau bằng sự cầu thay. Cầu thay là cách nối kết với Chúa và nối kết mọi người lại với nhau. Để có thể cầu thay chúng ta cần lắng nghe để biết hoàn cảnh và nhu cầu của nhau. Mời anh chị em nghe bài giảng "Hãy Quan tâm Đến Nhau Bằng Cách Lắng Nghe" dựa trên Mác 10:46-52


<<<Bài trước                                                                         Bài sau>>>
Nghe những bài giảng khác

Thursday, September 20, 2018

Làm thế nào để cầu nguyện cho sự tăng trưởng tâm linh (How to Pray for Spiritual Growth)

Làm thế nào để cầu nguyện cho sự tăng trưởng tâm linh

Rick Warren

“Ê-pháp-ra … luôn luôn cầu nguyện để anh chị em được trưởng thành về mặt thiêng liêng” (Cô.4:12b, DNB)

Phao-lô viết về một chiến sĩ cầu nguyện trong Cô-lô-se 4:12: “Ê-pháp-ra … luôn luôn cầu nguyện để anh chị em được trưởng thành về mặt thiêng liêng” (Cô.4:12b, DNB)

Ê-pháp-ra là một anh hùng đối với tôi. Tôi không biết bạn thì sao, nhưng đối với tôi cầu nguyện rất khó. Bạn nghĩ cầu nguyện là điều tự nhiên, nhưng đối với tôi không phải như vậy. Vì vậy, việc Ê-pháp-ra giữ kỷ luật trong việc luôn luôn dành thời gian để cầu nguyện cho mọi người càng gây ấn tượng cho tôi hơn nữa.

Nhưng tôi cũng thích sự kiện là ông đã cầu nguyện cho sự tăng trưởng tâm linh của mọi người. Chúng ta thường cầu nguyện cho những nhu cầu của người khác như sức khỏe, tài chính và mối quan hệ - nhưng chúng ta không dành nhiều thời gian cầu nguyện cho sự tăng trưởng tâm linh của họ. Chúng ta không cầu nguyện để Đức Chúa Trời thay đổi cá tính của chúng ta trở nên giống như Ngài. Tôi nghĩ một trong những lý do là chúng ta không biết phải cầu nguyện điều gì.

May mắn thay, Kinh Thánh chứa đầy những câu về cách cầu nguyện cho ai đó tăng trưởng về mặt thuộc linh.

“Tôi cũng cầu nguyện để … anh em có thể thấu hiểu chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu của tình yêu ấy, và biết được tình yêu thương của Đấng Christ, là tình yêu vượt quá mọi sự hiểu biết,”(Ê-phê-sô 3: 19a TTHD). Bạn biết ai đang  vật lộn với sự khó khăn và cần tình yêu của Đức Chúa Trời trong cuộc sống của họ ngay bây giờ không? Hãy nhớ đến họ và nói, “Chúa ơi, hãy cho họ biết hôm nay Ngài thực sự yêu họ đến mức nào.”

Tôi “cầu xin Đức Chúa Trời ... cung ứng cho anh em mọi ơn lành để làm theo ý muốn Ngài" (Hê.13:21 TTHD). Hỡi các bậc cha mẹ, các bạn không muốn cầu nguyện điều đó cho con cái của các bạn sao, rằng chúng không những chỉ làm theo ý muốn Chúa mà còn đủ ơn lành để làm điều đó nữa? Xin cầu nguyện cho chúng ngay bây giờ: “Lạy Đức Chúa Trời, xin ban cho con của chúng con sự chính trực.”

Tôi “cầu xin Đức Chúa Trời là nguồn hi vọng làm cho anh em ngập tràn niềm vui và bình an trong đức tin” (Rô-ma 15: 13a TTHD). Ai không cần thêm hy vọng hay niềm vui hay bình an trong cuộc sống của họ? Hãy cầu nguyện, “Lạy Đức Chúa Trời, con biết ai đó đang cần chút hy vọng. Xin giúp họ tin cậy nơi Ngài trong giờ phút khó khăn này. ”

“Tôi nài xin … Cha vinh quang, ban cho anh em linh của sự khôn ngoan và sự mặc khải” (Ê-phê-sô 1: 17a TTHD). Bạn biết ai đang đối mặt với một quyết định? Cầu xin Chúa ban cho họ sự khôn ngoan của Ngài.

Tôi “cầu xin Chúa hướng dẫn lòng anh em đến với tình yêu của Đức Chúa Trời và sự kiên nhẫn của Đấng Christ!” (2 Tê 3: 5 TTHD). Có ai đạt đến điều đó chưa? Chúng ta chưa đạt đến điều đó. Nhưng chúng ta có thể cầu nguyện cho nhau, rằng chúng ta sẽ phát triển phần còn lại của cuộc đời mình tiến gần hơn đến điều đó. Hãy cầu nguyện câu Kinh thánh ấy cho một ai đó.

 “Tôi cầu xin Ngài … ban cho anh em năng lực bởi Thánh Linh Ngài” (Ê-phê-sô 3: 16a TTHD). Bạn biết ai cảm thấy bị áp đảo bởi cuộc sống hoặc giống như họ phải làm mọi thứ bằng sức lực của chính mình? Xin cầu nguyện cho họ. Hãy nói, “Chúa ơi, hãy giúp họ biết rằng hôm nay họ không lẻ loi một mình. Xin ban cho họ sức mạnh và quyền năng.”

THẢO LUẬN

* Tại sao đôi khi khó có thể yêu cầu người khác cầu nguyện cho sự tăng trưởng tâm linh của chúng ta?

* Bạn nghĩ Đức Chúa Trời cảm thấy thế nào khi chúng ta cầu nguyện bằng Kinh thánh với Ngài?

* Trong cuộc sống của bạn ai là người mà bạn có thể yêu cầu họ cầu nguyện cho bạn tăng trưởng tâm linh?






How to Pray for Spiritual Growth

By Rick Warren

“Epaphras ... always prays for you that you will grow to be spiritually mature.” (Colossians 4:12a NCV)

Paul wrote about a prayer warrior in Colossians 4:12: “Epaphras ... always prays for you that you will grow to be spiritually mature” (NCV).

Epaphras is a hero to me. I don’t know about you, but prayer is hard for me. You’d think it should come naturally, but it doesn’t for me. So it impresses me even more that Epaphras had the discipline to always take time to pray for people.

But I also love the fact that he prayed for peoples’ spiritual growth. We usually pray for peoples’ needs — health and financial and relational — but we don’t spend nearly as much time praying for their spiritual growth. We don’t pray that God would change our character to be more like him. I think one of the reasons is that we don’t know what to pray about.

Fortunately the Bible is filled with verses about how to pray for somebody to grow spiritually.

“May you be able to feel and understand … how long, how wide, how deep, and how high [God’s] love really is; and to experience this love for yourselves” (Ephesians 3:19a TLB). Who do you know that may be struggling and needs God’s love in their life right now? Bring them to mind and say, “God, let them know today how much you really love them.”

“I pray… that you will always be eager to do right” (Hebrews 13:21 CEV). Parents, wouldn’t you like to pray that for your kids, that they not only do what is right but that they are eager to do the right thing? Pray for them right now: “God, give them integrity.”

“I pray that the God who gives hope will fill you with much joy and peace while you trust in him” (Romans 15:13a NCV). Who doesn’t need more hope or joy or peace in their lives? Pray, “God, I know somebody who needs some hope. Help them to trust in you during this difficult time.”

“I pray that the glorious Father … would give you a spirit of wisdom and revelation” (Ephesians 1:17a GW). Who do you know that’s facing a decision? Ask God to give them his wisdom.

“I pray the Lord will guide you to be as loving as God and as patient as Christ” (2 Thessalonians 3:5 CEV). Has anyone got that one down yet? We’re just not there yet. But we can pray for each other, that we will grow the rest of our lives to get closer to that. Pray that verse for someone.

“I pray … he may strengthen you with power through his Spirit” 
(Ephesians 3:16a NIV). Who do you know that feels overwhelmed by life or like they’re having to do everything on their own power? Pray this for them. Say, “God, help them to know they’re not alone today. Give them strength and power.”


Talk It Over

*  Why is it sometimes hard to ask others to pray for our spiritual growth?

*  How do you think God feels when we pray Scripture to him?

*  Who in your life can you ask to pray for you to grow spiritually?


*****************************


<< Bài trước                                                                       Bài sau >>


Wednesday, September 19, 2018

Thay đổi cần có một cộng đồng trung thực (Change Requires Honest Community)

Thay đổi cần có một cộng đồng trung thực

Rick Warren

“Vì anh em đã nghe về Chúa Jêsus và đã học được lẽ thật đến từ Ngài, hãy vứt bỏ bản tính tội lỗi cũ và lối sống cũ của anh em, bị hư hỏng bởi ham muốn và lừa dối. Thay vào đó, hãy để Thánh Linh làm mới suy nghĩ và thái độ của anh em. Hãy mặc lấy bản tính mới của anh em, được tạo ra giống như Đức Chúa Trời - thật sự chân chính và thánh thiện. Vì vậy, ngừng nói dối. Hãy nói thật với người lân cận, vì chúng ta đều là một chi thể của cùng một thân thể ”(Ê-phê-sô 4: 21-25 NLT).

Để thay đổi thói quen không lành mạnh trong cuộc sống của bạn, bạn cần những người nói cho bạn biết sự thật. Bạn không tự một mình trở nên lành mạnh; bạn cần những người khác trong cuộc sống của bạn. Bạn cần sự hỗ trợ. Bạn cần một nhóm nhỏ. Thay đổi cần có một cộng đồng trung thực.

Bạn sẽ không bao giờ tự mình thay đổi một số điều trong cuộc sống của bạn - điển hình là những điều khó khăn nhất trong cuộc sống và những điều mà bạn không muốn bất kỳ ai khác biết.

Bạn sẽ không bao giờ vượt qua những điều ấy cho đến khi bạn chia sẻ chúng với ai đó. Bạn không cần phải nói với mọi người. Bạn chỉ cần tìm một người tin tưởng bạn và đáng tin cậy - người kín miệng, và không phán xét, người yêu bạn vô điều kiện, và cầu nguyện cho bạn. Bộc lộ cảm xúc của bạn là sự khởi đầu của sự chữa lành.

Điều này không có nghĩa là một nhóm nhỏ, nơi bạn gặp nhau ở mức độ hời hợt bề ngoài và mọi người đều nhận xét về nhau là “tốt lắm” hoặc “bạn làm thật tốt”. Bạn phải đạt đến mức độ trưởng thành trong nhóm nhỏ của mình, nơi bạn có thể nói, “Tôi đã trãi qua một tuần lễ căng thẳng. Ngửi không nổi. Đây là những gì đã xảy ra.”

Vì vậy, ngừng nói dối. Hãy nói thật với người lân cận, vì chúng ta đều là một chi thể của cùng một thân thể ”(Ê-phê-sô 4: 25 NLT).

Nếu bạn là người tin Chúa, bạn cũng là một người thuộc về. Bạn thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời, và mọi tín đồ khác đều thuộc về bạn. Bạn không thể trở thành tín đồ của Chúa cho đến khi bạn thuộc về. Bạn không thể trở thành người mà Chúa muốn cho đến khi bạn thuộc về một nhóm theo đuổi một tinh thần cộng đồng trung thực, hết lòng. Bỏ qua những điều sai lầm. Nói chuyện với người lân cận của bạn. Nói sự thật cho bạn của bạn, bởi vì chúng ta thuộc về nhau.

Nếu bạn nghiêm túc về việc thay đổi những cảm xúc sâu thẳm nhất trong trái tim mình và những hành vi tự chuốc lấy thất bại đã ăn sâu trong cuộc sống của bạn, bạn phải đối mặt với sự sợ hãi khi sống trung thực. Bạn phải chấm dứt giả vờ. Bạn phải xếp dọn những sai lầm. Bạn phải sống trung thực.

Bạn có thể trãi qua cuộc sống hoặc giả vờ như bạn đang kiểm soát tốt mọi sự hoặc thật sự mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng bạn không bao giờ có mọi sự tốt đẹp nếu bạn giả vờ đang kiểm soát tốt mọi sự. Và bạn sẽ không bao giờ trở nên lành mạnh, được chữa lành, thoát khỏi những lãnh vực đang cản trở bạn trong cuộc sống của bạn cho đến khi bạn nói chuyện với ai đó về nó.

THẢO LUẬN


* Bạn mô tả mức minh bạch của nhóm nhỏ của bạn như thế nào? Bạn có "sống thực" với nhau không?

* Kết quả của việc giả vờ như bạn đang kiểm soát tốt mọi sự là gì? Bạn cảm thấy thế nào?





Change Requires Honest Community

by Rick Warren

“Since you have heard about Jesus and have learned the truth that comes from him, throw off your old sinful nature and your former way of life, which is corrupted by lust and deception. Instead, let the Spirit renew your thoughts and attitudes. Put on your new nature, created to be like God — truly righteous and holy. So stop telling lies. Let us tell our neighbors the truth, for we are all parts of the same body” (Ephesians 4:21-25 NLT).

To change the unhealthy habits in your life, you need people who tell you the truth. You’re not going to get well on your own; you’re going to need other people in your life. You’re going to need support. You’re going to need a small group. Change requires honest community.

You’ll never change some things in your life on your own — typically, the things that are the most difficult in your life and the things that you don’t want anybody else to know about.

You’re never getting over those things until you share them with someone. You don’t have to tell everybody. You just need to find one person who will trust you and whom you trust — someone who will be confidential, love you unconditionally, not be judgmental, and pray for you. Revealing your feeling is the beginning of healing.

This does not mean a small group where you get together on a superficial level and everyone is “fine” or “doing great.” You have to get to the level of maturity in your small group where you can say, “I had a tough week. Life stinks. Here’s what happened.”

“So stop telling lies. Let us tell our neighbors the truth, for we are all parts of the same body” (Ephesians 4:25 NLT).

If you’re a believer, you’re also a belonger. You belong in the family of God, and every other believer belongs to you. You cannot become until you belong. You can’t become what God wants you to be until you belong in a group that’s going to pursue gut-level, honest community. Put away falsehood. Talk to your neighbor. Tell your friend the truth, because we belong to each other.

If you are serious about changing the deepest hang-ups in your heart and the deeply entrenched self-defeating behaviors in your life, you must face the fear of being honest. You’ve got to stop faking it. You’ve got to put away falsehood. You’ve got to be real.

You can go through life either pretending like you’ve got it all together or getting it all together. But you’ll never get it all together as long as you pretend you’ve got it all together. And you’re never going to get well, get healed, get rid of that area that’s hindering you in your life until you talk to somebody about it.

Talk It Over


* How would you describe your small group’s level of transparency? Are you “real” with each other?

* What has been the result of pretending like you have it all together? How do you feel?


**************************


<< Bài trước                                                                       Bài sau >>



Tuesday, September 18, 2018

Bí quyết hạnh phúc: Nhìn vào nhu cầu của người khác (Happiness Habit: Look to the Needs of Others)

Bí quyết hạnh phúc: Nhìn vào nhu cầu của người khác

Rick Warren

Mỗi người trong anh em đừng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình, nhưng phải quan tâm đến lợi ích của người khác nữa.  (Phi-líp 2:4)

Điểm khởi đầu cho tất cả hạnh phúc là không chú tâm chính bản thân bạn. Nếu bạn chỉ nghĩ về chính mình mà thôi, bạn sẽ trở thành một người khá khổ sở. Nếu bạn thực sự muốn được hạnh phúc trong cuộc sống, bạn phải quan tâm đến nhu cầu của những người xung quanh bạn.

Phao-lô viết về Ti-mô-thê trong Phi-líp 2: 20-21 là một ví dụ về điều này: “Vì không có ai đồng tâm tình với tôi để thật sự lo lắng cho anh em như Ti-mô-thê. Ai nấy chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình chứ không quan tâm đến lợi ích của Đức Chúa Jêsus Christ.“

Hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến kế hoạch của riêng họ và không quan tâm đến lợi ích của người khác. Buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên hầu hết mọi người không suy nghĩ về cách người khác đang sống như thế nào. Hầu hết mọi người đều quan tâm đến những vấn đề của chính họ. Và, đó là lý do tại sao hầu hết mọi người không hài lòng với cuộc sống của mình!

Nếu bạn muốn trở thành một trong những người hiếm hoi, không ích kỷ, bạn phải thay đổi sự tập trung của mình. Bạn phải chuyển sự tập trung của mình từ bản thân bạn sang người khác. Đó không phải là điều tự nhiên đến, mà là điều bạn phải học để làm.

Tôi phải thừa nhận rằng tôi rất buồn vì biết bao nhiêu lần tôi đã bỏ lỡ những nhu cầu của những người yêu dấu xung quanh tôi vì tôi không chú ý. Tôi không quan tâm đến họ. Tôi đã không chuyển sự chú tâm từ tôi sang những người khác. Bởi vì tôi không chú ý đến nhu cầu của họ, tôi đã bỏ lỡ chúng. Và điều đó làm tôi đau đớn.

Thay vì hối tiếc về những cơ hội bỏ lỡ, hãy cố ý tìm cách chuyển sự chú ý từ chính mình sang nhu cầu của người khác, nơi đó bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc trong việc phục vụ Đức Chúa Trời qua việc phục vụ người khác.  Mỗi người trong anh em đừng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình, nhưng phải quan tâm đến lợi ích của người khác nữa.  (Phi-líp 2:4)

THẢO LUẬN


* Những điều gây xao lãng nào khiến bạn không tập trung vào nhu cầu của người khác?

* "Quên mình" có nghĩa là gì?

* Nhu cầu gì trong đời sống của một người nào đó mà bạn đã bỏ qua không chú tâm vì bạn quá bận rộn hoặc quá tập trung vào các vấn đề của chính bạn? Bạn có thể làm gì hôm nay để chuyển trọng tâm của mình sang việc giúp đỡ người đó?


**************************



Happiness Habit: Look to the Needs of Others

By Rick Warren


“Don’t be obsessed with getting your own advantage. Forget yourselves long enough to lend a helping hand.” (Philippians 2:4 MSG)

The starting point for all happiness is shifting the focus away from yourself. If all you think about is yourself, you’re going to be a pretty miserable person. If you truly want to be happy in life, you have to care about the needs of those around you.

Paul gives Timothy as an example of this in Philippians 2:20-21: “There is no one like Timothy for having a real interest in you; everyone else seems to be worrying about his own plans and not those of Jesus Christ” (LB).

Most people are worrying about their own plans and aren’t looking out for the interests of others. Most people don’t get up in the morning and give their first thought to how someone else is doing. Most people are concerned with their own problems. And, that’s why most people are unhappy with their lives!

If you want to be one of those rare, unselfish people, you’ve got to change your focus. You have to shift your focus away from yourself to other people. That’s not something that comes naturally, so it’s something you have to learn to do.

I have to admit that it saddens me how many times I have missed the needs of people around me that I love because I wasn’t paying attention. I wasn’t taking an interest them. I hadn’t shifted the focus from me to the others in the room. Because I wasn’t looking out for their needs, I missed their needs. And that grieves me a lot.

Instead of grieving missed opportunities, be intentional about looking away from yourself and to the needs of others, where you’ll find happiness in serving God through serving others.

“Don’t be obsessed with getting your own advantage. Forget yourselves long enough to lend a helping hand” (Philippians 2:4 MSG).


Talk It Over

* What are the distractions that keep you from focusing on the needs of others?

* What does it mean to “forget yourself”?

* What needs have you neglected to address in someone’s life because you were too busy or focused on your own problems? What can you do today to shift your focus toward helping that person?


***************************

<< Bài trước                                                                       Bài sau >>



Monday, September 17, 2018

Làm thế nào để giúp ai đó tìm thấy hy vọng và chữa lành, phần 2

Làm thế nào để giúp ai đó tìm thấy hy vọng và chữa lành, phần 2


Rick Warren


Chớ mệt mỏi trong khi làm việc thiện, vì nếu chúng ta không nản lòng thì đến mùa chúng ta sẽ gặt. (Ga.6:9 TTHD)

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng ai đó đang ở trong một trường hợp tuyệt vọng không? Rằng anh ấy hoặc cô ấy sẽ không bao giờ tin Chúa? Có thể là một người họ hàng bị nghiện rượu, một phụ huynh nghiện ma túy, hoặc một người hàng xóm lệ thuộc về tâm lý - một người có một tổn thương, một thói quen, hoặc khó khăn về cảm xúc khiến người đó không biết Chúa.

Sự thật là, không ai ở ngoài tầm với của Chúa Jêsus

Trong bài trước, tôi đã nói về tầm quan trọng của các nhóm nhỏ trong việc giúp đỡ những người “tuyệt vọng” tìm được sự chữa lành. Câu chuyện trong Lu-ca 5 về một nhóm người đưa người bạn tê liệt của họ đến với Chúa Giê-xu để được chữa lành cho chúng ta thấy ba đặc điểm của một nhóm nhỏ mà Đức Chúa Trời sử dụng để chữa lành những người có thể coi là tuyệt vọng. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét bốn điều nữa:

Sự kiên trì: Tất cả chúng ta đều dễ thất vọng khi cố gắng đưa gia đình, bạn bè và người quen đến với Tin lành. Nhưng chúng ta không thể bỏ cuộc! Những người bạn trong Luke 5 đã không để cho những khó khăn làm cho họ thất vọng. Đám đông ngăn trở giữa họ và Chúa Jesus không phải là điều quan trọng.

Ga-la-ti 6: 9 nói, "Chớ mệt mỏi trong khi làm việc thiện, vì nếu chúng ta không nản lòng thì đến mùa chúng ta sẽ gặt." (Ga.6:9 TTHD)

Sáng kiến: Những người bạn này dám làm điều gì đó khác với bình thường. Thật là một sáng kiến táo bạo khi trèo lên trên mái nhà và giở nó ra để đưa người bại đến với Chúa Giêsu. Hãy tưởng tượng mớ bừa bộn mà họ đã gây ra! Mục vụ thường bừa bộn vì nó liên quan đến con người. Các nhóm nhỏ không bước ra khỏi khuôn rập sẽ không sẵn sàng chịu bừa bộn đủ để trở thành công cụ chữa lành.

Sự hợp tác: Rõ ràng, những người này đã cùng làm việc với nhau để đưa bạn của họ đến với Chúa Giêsu. Đó là một việc quá lớn đối với một người. Cũng giống như vậy với các nhóm nhỏ. Mọi người đến với Chúa Jesus Christ nhanh hơn khi họ làm điều đó trong bối cảnh có một nhóm nhỏ hỗ trợ. Một cộng đồng hỗ trợ là một bằng chứng mạnh mẽ về Đức Chúa Trời.

Hy sinh: Có bao giờ bạn thắc mắc ai đã trả tiền sửa chữa mái nhà sau câu chuyện này? Tôi nghĩ rằng nhóm bạn bè đã làm. Họ sẽ không chỉ giỡ nó ra và để nó cho người khác sửa chữa. Luôn luôn có một phí tổn để đưa một người nào đó đến với Đấng Christ, hoặc là thì giờ, tiền bạc, công sức, hay một điều gì khác. Lu Ca 16: 9 nói, "Ta khuyên các con phải biết dùng của cải trần gian kết bạn, để khi tiền của hết, các con được tiếp vào nhà đời đời." (BHD) Các nhóm nhỏ phải sẵn sàng hy sinh nếu họ muốn trở thành nhân tố chữa lành cho trần gian.


THẢO LUẬN 


* Hãy kể lại thời gian khi chức vụ của bạn bị bừa bộn và bạn muốn bỏ cuộc.

* Một số cách mà các thành viên nhóm nhỏ có thể khuyến khích lẫn nhau khi họ bị thất vọng bởi những khó khăn là gì?

* Ai là người mà bạn đã làm chứng hoặc cầu nguyện Chúa cứu họ? Nhóm nhỏ của bạn có thể giúp bạn như thế nào trong việc làm chứng cho những người bạn này?






How to Help Someone Find Hope and Healing, Part 2


by Rick Warren

“Let us not become weary in doing good, for at the proper time we will reap a harvest if we do not give up” (Galatians 6:9 NIV).

Have you ever felt that somebody was a hopeless case? That he or she was never going to come to Christ? Maybe it was an alcoholic relative, a drug-addicted parent, or a co-dependent neighbor — someone with a hurt, habit, or hang-up that kept that person from knowing God.

The truth is, no one is outside Jesus’ reach!

Last post, I talked about the importance of small groups in helping “hopeless” people find healing. The story in Luke 5 of a group of men bringing their paralyzed friend to Jesus to be healed showed us three characteristics of a small group that God uses to heal people who others might consider hopeless. Today we’re going to look at four more:

Persistence: We all get discouraged as we try to reach our family, friends, and acquaintances with the Gospel. But we can’t give up! The friends in Luke 5 didn’t let difficulties discourage them. It didn’t matter that crowds were between them and Jesus. Galatians 6:9 says, “Let us not become weary in doing good, for at the proper time we will reap a harvest if we do not give up” (NIV).

Innovation: These friends dared to do something different. It’s pretty innovative to get up on a roof and tear it apart to get a guy to Jesus. Imagine the mess they made! Ministry is messy because it involves people. Small groups that won’t step out of the box won’t be willing to be messy enough to be instruments of healing.

Cooperation: Obviously, these men worked together to bring their friend to Jesus. It was too big of a job for one guy. It’s the same way with small groups. People come to Christ faster when they do it in the context of a supportive small group. A supportive community is a powerful witness for God.

Sacrifice: Have you ever wondered who paid for the roof after this story? I think the group of friends did. They wouldn’t just tear it up and leave it for someone else to fix. Whether it’s time, money, effort, or something else, there is always a cost to bringing someone to Christ. Luke 16:9 says, “Use your worldly resources to benefit others and make friends. Then, when your possessions are gone, they will welcome you to an eternal home” (NLT). Small groups must be willing to make sacrifices if they’re going to be agents of healing in the world.


Talk It Over


* Describe a time when your ministry got messy and you wanted to give up.

* What are some ways small group members can encourage each other when they are discouraged by difficulties?

* What people in your life have you witnessed to or prayed for God to save? How can your small group help you in your witness to these friends?



*************************

<< Bài trước                                                                       Bài sau >>


Saturday, September 15, 2018

Làm Thế Nào Để Giúp Một Người Nào Đó Tìm Được Hy Vọng Và Sự Chữa Lành, Phần 1

Làm Thế Nào Để Giúp Một Người Nào Đó Tìm Được Hy Vọng Và Sự Chữa Lành, Phần 1

Mục Sư Rick Warren

"Do đó, Ngài có thể cứu rỗi hoàn toàn những người nhờ Ngài mà đến với Đức Chúa Trời vì Ngài hằng sống để cầu thay cho họ.” (Hê-bơ-rơ 7:25 – BDM)

Không có người nào mà Chúa Jesus không thể giúp đỡ.

Tôi tin rằng các nhóm nhỏ là một phần quan trọng trong việc giúp đỡ những người ở trong tình trạng vô vọng tìm được sự chữa lành.  Một trong những điều tôi thích nhất khi ở trong một nhóm nhỏ là bạn có thể cầu nguyện cho những trường hợp vô vọng của nhau.  Chúng ta có thể dựa vào đức tin của người khác khi chúng ta bắt đầu nghi ngờ.

Trong Lu-ca đoạn 5, có một nhóm người đem người bạn bị bại của mình đến với Chúa Jesus. Đây là một câu chuyện tuyệt vời kể về một nhóm bạn đã đem một người đang cần sự chữa lành đến dưới chân của Chúa Jesus.  Trong câu chuyện này, chúng ta nhìn thấy 7 đặc điểm của một nhóm nhỏ mà Chúa muốn sử dụng để đem sự chữa lành đến với người khác.  Hôm nay chúng ta sẽ cùng xem 3 trong số 7 đặc điểm đó, và ngày mai chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm còn lại.

Lòng trắc ẩn: Người đàn ông này được chữa lành vì có những người bạn quan tâm đến anh. Điểm khởi đầu trong mọi việc của chúng ta là sự quan tâm đến những người đang gặp khó khăn, đau đớn hay tổn thương. Rô-ma 15:2 chép: “Mỗi người trong chúng ta hãy làm hài lòng người lân cận để giúp ích và xây dựng họ.” (BDM). Chúa dùng những người này vì họ cảm thông với nhu cầu của bạn mình. Và Ngài sẽ dùng chúng ta khi chúng ta không chỉ mãi lo cho nhu cầu của riêng mình và bắt đầu quan tâm đến người khác nhiều hơn là quan tâm đến chính mình.

Đức tin: Những người này tin rằng Chúa có thể chữa lành cho người bạn của họ, hãy xem Lu-ca 5:20: “Ngài thấy đức tin của họ, nên bảo: ‘Này con, tội lỗi con đã được tha rồi!’” (BDM). Không phải đức tin của người bại, nhưng chính là đức tin của những người bạn đã cứu anh.  Bao nhiêu người bị tê liệt không thể tin vào Đức Chúa Trời mà bạn biết? Đó là khi chúng ta phải tin “giùm” cho họ.

Sự can thiệp: Những người bạn này không chỉ cầu nguyện cho bạn mình, mà họ còn hành động nữa.  Chỉ cầu nguyện cho người đang bị tổn thương và mắc kẹt trong tội lỗi không thôi thì chưa đủ.  Chúng ta cần phải hành động.  Chúa Jesus nói trong Lu-ca 14:23: “Con hãy đi ra các đường và các ngõ bên bờ rào ép mời người vào đầy nhà ta!” Có nhiều chỗ trong Kinh Thánh có chép về những người đem người khác đến với Chúa Jesus.  Mọi người không chỉ là người ra đi chinh phục linh hồn, mà còn là những người đem người khác đến với sự chữa lành của Chúa Jesus.


Thảo luận


Cảm giác tuyệt vọng là như thế nào?

Bạn có tin rằng không có người nào mà Chúa Jesus không thể giúp đỡ hay không?  Bạn có sẵn sàng đem những người đang ở trong tâm trạng hay hoàn cảnh tuyệt vọng đến với Chúa Jesus không?

Bạn đã cầu nguyện cho người bạn nào đang bị tổn thương? Bạn có thể làm gì để can thiệp và giúp người đó được chữa lành?

*************************




How to Help Someone Find Hope and Healing, Part 1


By Rick Warren



“Therefore [Jesus] is able to save completely those who come to God through him, because he always lives to intercede for them.” (Hebrews 7:25 NIV)

No one is outside Jesus’ reach.

I believe that small groups are a vital part of helping so-called hopeless people find healing. One of the parts I like best about being in a small group is that you can pray for one another’s “hopeless” cases. We can lean upon the faith of others when we start to doubt.

In Luke 5, a group of guys took their paralyzed friend to Jesus. It’s a great story of a small group of men who took someone in need of healing to the feet of Jesus. In this account, we find seven characteristics of a small group that God uses to heal. Today we’re going to look at three of those characteristics, and tomorrow we’ll look at the rest.

Compassion: This man was healed because his friends cared. It all starts with us caring about people who are hurting. Romans 15:2 says, “We should help others do what is right and build them up in the Lord” (NLT, second edition). God used these guys because they were sensitive to a friend’s need. And he’ll use us when we aren’t preoccupied with our own needs and start caring more about others than we do ourselves.

Faith: The men believed God would heal their friend. Take a look at Luke 5:20: “When Jesus saw their faith, he said, ‘Friend, your sins are forgiven’” (NIV). It wasn’t the paralytic’s faith that made him well; it was the faith of his friends. How many people do you know who are so paralyzed they can’t believe in God? That’s when we have to believe for them.

Intervention: These friends didn’t just pray for their friend; they took action as well. It’s not enough just to pray for someone who is hurting and caught in sin. We have to take action. Jesus says in Luke 14:23, “Go out into the country lanes and behind the hedges and urge anyone you find to come, so that the house will be full.” There’s a slew of examples in the Bible of people taking others to Jesus. Everybody is not a soul winner, but everybody is a bringer.

Talk It Over

What does hopelessness look like?

Do you believe that no one is outside Jesus’ reach? If so, what are you willing to do about bringing “hopeless” people to Jesus?

What hurting friend have you been praying for? What can you do to take action and help that person heal?

*****************************

<< Bài trước                                                                       Bài sau >>



Friday, September 14, 2018

Học cách trở nên đồng cảm (Learn How to Be Empathetic)

Học cách trở nên đồng cảm

Rick Warren

Xin tất cả hãy đồng tâm nhất trí với nhau, hãy thông cảm nhau, hãy thương mến nhau trong tình anh chị em, hãy nhân từ và khiêm nhường. (1 Phi-e-rơ 3: 8 DNB)

Bạn sẽ không bao giờ sống hòa hợp với vợ, chồng, bạn bè hay bất kỳ ai khác mà không có sự đồng cảm. Bạn không thể có một nhóm mà không biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của nhau. Đó là lý do tại sao khi mọi người làm việc cùng nhau trong một văn phòng, họ có thể làm việc cùng nhau, nhưng họ không phải là một nhóm trừ khi họ biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của nhau.

Sự đồng cảm rất quan trọng vì nó đáp ứng hai nhu cầu sâu sắc nhất của chúng ta: một nhu cầu cơ bản là được người khác hiểu; và một nhu cầu sâu sắc là cảm xúc của chúng ta được chấp nhận.

Nếu bạn định xây dựng một nhóm bạn bè hoặc tại nơi làm việc hoặc trong nhóm nhỏ của mình, bạn phải xây dựng sự đồng cảm và bao gồm nó trong cơ cấu. Vậy làm thế nào để bạn trở thành một người đồng cảm?

1/ Chậm lại. Bởi vì văn hóa của chúng ta dạy chúng ta sống với nhịp độ nhanh chóng, nên chúng ta chỉ lướt qua các mối liên hệ. Có nghĩa là bạn chạm đến những điểm chính và bỏ mất tất cả các chi tiết trong cuộc sống của những người mà bạn quan tâm nhất. Gia-cơ 1:19 nói, "người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận" (BTT)

2/ Đặt câu hỏi. Châm ngôn 20: 5 nói,  "Ý định trong tâm trí người ta như nước ở giếng sâu, Nhưng người thông sáng biết cách múc lên." (DNB) Hầu hết mọi người giữ chặt cảm xúc của họ và họ không tự động chia sẻ những gì đang xãy ra. "Tôi ổn" là câu trả lời tiêu chuẩn, nhưng điều đó không thực sự cho bạn biết họ cảm thấy thế nào. Nếu bạn hỏi, “Anh thế nào?” Và người kia nói, “Tôi ổn,” dưới đây là cách bạn rút ra một câu trả lời rõ ràng hơn: Học cách đặt câu hỏi hai lần. Đó là cách bạn phát triển sự đồng cảm. Hãy dừng một lát và hỏi, “Không. Bạn đang thực sự thế nào?” Một điều khác bạn có thể làm là học cách nán lại. Có nghĩa là đừng sợ sự im lặng. Chỉ trong giây lát, hãy đặt câu hỏi, và đừng ngại ngồi đó và chờ đợi. Đừng lập tức trở lại chương trình làm việc của bạn. Hãy lắng nghe và nhận biết.

3/ Bày tỏ cảm xúc. Kinh Thánh nói trong Rô-ma 12:15, Hãy vui với người đang vui, khóc với người đang khóc. (HD) Sự đồng cảm không chỉ là nói, "Tôi lấy làm tiếc là bạn bị tổn thương." Mà nói rằng, "Tôi cùng tổn thương với bạn." Bạn sẵn sàng khóc với họ, và bạn sẵn sàng vui mừng với họ. Chỉ có một cách bạn sẽ trở nên đồng cảm – tiếp tục đầy dẫy Đức Chúa Trời. Nếu bình chứa thuộc linh của bạn thấp, bạn sẽ không đồng cảm chút nào. Bạn phải tiếp tục đầy dẫy Chúa.

Xin tất cả hãy đồng tâm nhất trí với nhau, hãy thông cảm nhau, hãy thương mến nhau trong tình anh chị em, hãy nhân từ và khiêm nhường. (1 Phi-e-rơ 3: 8 DNB)

THẢO LUẬN

* Đặc điểm của người lắng nghe giỏi là gì?

* Làm thế nào để bạn trả lời mọi người khi họ hỏi, "Bạn khoẻ không?"

* Tại sao bạn nghĩ mọi người sợ sự im lặng trong mối quan hệ?





Learn How to Be Empathetic

By Rick Warren

“All of you should be of one mind. Sympathize with each other. Love each other as brothers and sisters. Be tenderhearted, and keep a humble attitude.” (1 Peter 3:8 NIV)

You’re never going to live in harmony with your wife, your husband, your friends, or anybody else without empathy. You can’t have a team without being aware of what’s happening in each other’s lives. That’s why when people work together in an office, they may do work together, but they’re not a team unless they know what’s going on in each other’s lives.

Empathy is so important because it meets two of our deepest needs: the fundamental need to be understood and a deep need to have our feelings validated.

If you’re going to build a team of friends or at work or in your small group, you have to build empathy into the structure. So how do you become an empathetic person?

1. Slow down. Because our culture teaches us to move fast, we end up relationally skimming. That means you’re hitting the high points and missing all kinds of details in the lives of people you care about most. James 1:19 says, “Be quick to listen, slow to speak, and slow to get angry” (NLT, second edition).

2. Ask questions. Proverbs 20:5 says, “A person’s thoughts are like water in a deep well, but someone with insight can draw them out” (GNT). Most people hold their emotions pretty close, and they don’t automatically share how they’re doing. “I’m fine” is the standard answer, but that doesn’t really tell you how they feel. If you ask, “””How are you doing?” and the other person says, “I’m fine,” here’s how you draw out a more telling response: Learn to ask the question twice. That’s how you develop empathy. Pause and say, “No. How are you really doing?” The other thing you do is learn to linger. That means don’t be afraid of silence. Just be in the moment, ask the question, and don’t be afraid to sit there and wait. Don’t immediately go into your agenda. Just listen and learn.

3. Show emotions. The Bible says in Romans 12:15, “Rejoice with those who rejoice, and weep with those who weep” (NASB). Empathy is more than saying, “I’m sorry you hurt.” It’s saying, “I hurt with you.” You’re willing to cry with them, and you’re willing to rejoice with them. There’s only one way you’re going to be that empathetic — stay filled up with God. If your tank gets low on God, you’re not going to be empathetic at all. You’ve got to stay filled up with God.

“All of you should be of one mind. Sympathize with each other. Love each other as brothers and sisters. Be tenderhearted, and keep a humble attitude” (1 Peter 3:8 NIV).

Talk It Over


* What are the characteristics of a good listener?

* How do you respond to people when they ask, “How are you?”

* Why do you think people are so afraid of silence in a relationship?

**************************

<< Bài trước                                                                       Bài sau >>



Thursday, September 13, 2018

Món quà vĩ đại nhất của tình yêu là sự chú ý (The Greatest Gift of Love Is Attention)

Món quà vĩ đại nhất của tình yêu là sự chú ý

Rick Warren


“Hãy đặc biệt chú ý đến những người thuộc gia đình các tín hữu.” (Ga-la-ti 6:10 NCV)

Kinh Thánh nói trong Ga-la-ti 6:10, “Hãy đặc biệt chú ý đến những người thuộc gia đình các tín hữu.”. Vậy tại sao những người trong gia đình của Đức Chúa Trời lại được đặc biệt chú ý?

Bởi vì bất cứ điều gì bạn chú ý sẽ phát triển. Nếu tôi chú ý đến khu vườn của tôi, nó sẽ phát triển. Nếu tôi chú ý đến con tôi, chúng sẽ phát triển. Nếu tôi chú ý đến cuộc hôn nhân của tôi, nó sẽ phát triển. Nếu tôi chú ý đến việc làm của mình, nó sẽ phát triển.

Món quà lớn nhất của tình yêu là gì? Đó không phải là kim cương, hoa hoặc sô cô la. Món quà lớn nhất của tình yêu mà bạn có thể cho là tập trung chú ý. Bạn có thể khẳng định một người bằng cách nhìn vào mắt họ, mà cơ bản là nói với họ, "Tôi coi trọng bạn. Những gì bạn nói là quan trọng đối với tôi bởi vì bạn quan trọng với tôi. ”Điều mọi người muốn nhiều hơn bất cứ điều gì khác là sự tập trung chú ý của người đối diện. Họ muốn biết rằng suy nghĩ của họ quan trọng, rằng cuộc sống của họ quan trọng, rằng họ có giá trị.

Bản chất của các mối quan hệ không phải là những gì chúng ta làm cho nhau hoặc những gì chúng ta trao cho nhau. Bản chất của các mối quan hệ là chúng ta trao cho nhau bao nhiêu chính chúng ta.

Tôi không thể nói cho bạn biết có bao nhiêu người đã nói với tôi như thế nầy, "Tôi không hiểu được. Tôi đã cung cấp mọi nhu cầu cho gia đình tôi. Tôi cho vợ tôi mọi thứ cô ấy cần. Tôi cho con tôi mọi thứ chúng cần. Họ còn muốn gì hơn nữa?"

Họ muốn bạn! Họ muốn thời gian của bạn. Họ muốn sự chú ý của bạn. Họ muốn bạn tập trung vào họ. Họ muốn biết rằng bạn xem họ là quan trọng. Không có gì có thể thay thế thời gian. Trẻ em không cần đồ vật; chúng cần thời gian. Hôn nhân cần thời gian và tình bạn cần thời gian và các nhóm nhỏ cần thời gian.

Cuối tuần này, hãy tìm cơ hội để thể hiện sự chú ý đến những người trong cuộc sống của bạn. Đó là món quà lớn nhất của tình yêu bạn có thể cho! Nhưng đừng chờ đợi nó xảy ra; hãy tạo cơ hội thể hiện sự chú ý.

Nếu bạn phải ghi nó vào trong lịch của bạn, hãy làm ngay. Nếu bạn phải loại bỏ thời gian xem phim, hãy làm. Nếu nó có nghĩa là tạm hoãn công việc nhà, hãy làm điều đó. Nếu bạn phải hy sinh, hãy làm. Làm bất cứ điều gì bạn cần làm để quan tâm đến mối quan hệ của bạn. Nó là điều cần thiết cho sự phát triển của các mối liên hệ!


THẢO LUẬN


* Bạn nghĩ là Đức Chúa Trời muốn bạn dành sự chú ý nào cho những người bên ngoài gia đình các tín hữu?

* Làm thế nào bạn có thể thực hành chú ý nhiều hơn và tập trung nhiều hơn vào thời gian mà bạn dành cho mọi người?

* Những điều nào đã lấy đi thời gian dành cho sự phát triển các mối quan hệ của bạn?





The Greatest Gift of Love Is Attention

By Rick Warren

“Give special attention to those who are in the family of believers.” (Galatians 6:10 NCV)

The Bible says in Galatians 6:10, “Give special attention to those who are in the family of believers” (NCV). So why do people in the family of God get special attention?

Because whatever you pay attention to is going to grow. If I pay attention to my garden, it’s going to grow. If I pay attention to my kids, they’re going to grow. If I pay attention to my marriage, it’s going to grow. If I pay attention to my work, it’s going to grow.

What is the greatest gift of love? It’s not diamonds, flowers, or chocolate. The greatest gift of love you can give is focused attention. You can affirm people just by looking them in the eye, which essentially tells them, “I value you. What you have to say is important to me because you matter to me.” What people want more than anything else is focused attention.

They want to know that their thoughts matter, that their lives matter, that they are valuable.

The essence of relationships is not what we do for each other or what we give to each other. The essence of relationships is how much of ourselves we give to each other.

I can’t tell you how many men I’ve talked to who said, “I don’t understand it. I provide everything my family needs. I give my wife everything she needs. I give my kids everything they need. What more do they want?”

They want you! They want your time. They want your attention. They want your focus. They want to know that you think they matter. Nothing can replace time. Kids don’t need things; they need time. Marriages need time and friendships need time and small groups need time.

This weekend, look for opportunities to show attention to the people in your life. That is the greatest gift of love you can give! But don’t just wait for it to happen; make opportunities to show attention.

If you have to put it in your schedule, do it. If you have to give up Netflix time, do it. If it means putting off housework, do it. If you have to make sacrifices, do it. Do whatever you need to do to give your relationships attention. It is essential to their growth!

Talk It Over


* What kind of attention do you think God wants you to give to people outside the family of believers?

* How can you practice giving more attention and focus to the time that you spend with people?

* What are the things that take time away from growing your relationships?

**********************

<< Bài trước                                                                       Bài sau >>




Wednesday, September 12, 2018

Thói quen hạnh phúc (Happiness Habit)

Thói quen hạnh phúc: Tìm những điểm chung

Rick Warren


“Bạn phải hòa thuận với nhau. Bạn phải học cách quan tâm lẫn nhau, nuôi dưỡng một cuộc sống chung.”(1 Cô-rinh-tô 1:10 MSG)

Một kỹ năng dường như không được dạy ở trường nữa là cách làm việc hài hòa với người khác. Nhưng đó là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần phải học nếu bạn muốn trở thành một người hạnh phúc.

Nếu bạn không làm việc hài hòa với những người khác, bạn sẽ không hài lòng với cuộc sống của mình.

Bạn cần học điều gì để làm việc với người khác?

Trước tiên, bạn phải học cách hợp tác với những người khác.


Ép-pa-phô-đích là một tín hữu được Hội thánh Phi líp gửi đến Rô ma cùng với một món quà hỗ trợ tài chính cho Phao-lô trong khi ông ở trong tù. Phi-líp 2:25 ghi, "Tôi nghĩ cần gửi Ép-pa-phô-đích về với anh em. Anh ấy là một anh em, một đồng lao và một chiến hữu của tôi, cũng là sứ giả và người phục vụ mà anh em gửi đến để lo cho nhu cầu của tôi.”

Bằng cách gọi Ép-pa-phô-đích là anh em, bạn đồng lao, và chiến hữu, Phao-lô nói rằng đời sống và chức vụ là một gia đình, một sự thông công, và một cuộc chiến.

Hội thánh là gia đình của Đức Chúa Trời. Chúng ta là anh chị em với những người chúng ta cùng hầu việc và thờ phượng, và chúng ta nên đối xử với họ như anh chị em.

Đó cũng là một sự thông công, nơi chúng ta cùng làm việc và phục vụ với một mục tiêu chung – thực hiện Đại Mạng lệnh của Chúa.

Bạn cũng đang ở trong cùng một cuộc chiến chống lại Sa tan, và bạn cần phải hỗ trợ lẫn nhau. Bạn cần phải bảo vệ và khích lệ lẫn nhau.

Nơi tốt nhất để học cách hợp tác với người khác là ở trong Hội thánh.

Thứ hai, bạn cần học cách quan tâm.


Phao-lô nói về Ép-pa-phô-đích một lần nữa trong Phi-líp 2:26 khi ông nói, “Vì anh ấy rất mong gặp lại tất cả anh em, và lo lắng vì anh em đã nghe tin anh ấy lâm bệnh.”

Lưu ý có hai tấm gương để xem xét. Phao-lô đang quan tâm đến nỗi nhớ nhà của người bạn đồng lao, và Ép-pa-phô-đích quan tâm đến nỗi lo lắng của người Phi líp.

Đây là chìa khóa đem đến hạnh phúc! Càng quan tâm đến nhu cầu, nỗi nghi ngờ và sợ hãi của người khác, bạn càng hạnh phúc. Nếu bạn không quan tâm, bạn sẽ có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Kinh Thánh nói trong I Cô-rinh-tô 1:10, “Bạn phải hòa thuận với nhau. Bạn phải học cách quan tâm lẫn nhau, nuôi dưỡng một cuộc sống chung.

Không ai trong chúng ta tự nhiên là một người biết quan tâm, bởi vì chúng ta có xu hướng suy nghĩ về bản thân mình trước chứ không phải nhu cầu của người khác. Cần phải hành động để "Nuôi dưỡng một cuộc sống chung", và cần phải thực hành để học cách sống hòa thuận và làm việc chung với những người khác. Giống như một khu vườn cần được vun trồng để sinh bông trái, bạn sẽ thấy nỗ lực của bạn sẽ mang lại kết quả là hạnh phúc và mối liên hệ vững mạnh.

THẢO LUẬN

*Tại sao đôi khi sống hài hòa hoặc làm việc chung với những người trong Hội thánh và với người mà bạn phục vụ là một điều khó khăn nhất?

* Điều thực hành nào bạn có thể áp dụng để vun trồng sự hợp tác và quan tâm giữa những người cùng làm việc trong một mục vụ?







Happiness Habit: Find Things in Common

By Rick Warren


“You must get along with each other. You must learn to be considerate of one another, cultivating a life in common.” (1 Corinthians 1:10 MSG)

One skill that doesn’t seem to be taught in school anymore is how to work well with others. But it’s one of the most important skills to learn if you’re going to be a happy person.

If you don’t work well with other people, you’re going to be unhappy much of your life.

What do you need to learn in order to work with other people?

First, you must learn to cooperate with others.

Epaphroditus was a man that the church in Philippi sent to Rome with a gift of financial support for Paul while he was in prison. Philippians 2:25 says, “I feel that I must send Epaphroditus — my brother, coworker, and fellow soldier — back to you. You sent him as your personal representative to help me in my need” (GWT).

By calling Epaphroditus his brother, coworker, and fellow soldier, Paul was saying that life and ministry is a family, it’s a fellowship, and it’s a fight.

The church is the family of God. We are brothers and sisters with the people we minister and worship with, and we should treat them as such.

It’s also a fellowship, where we work and serve together with a common goal — the Great Commission.

You’re also in the same fight together against Satan, and you need to support each other. You need to defend and encourage each other.

The best place to learn how to cooperate with others is in the church.

Second, you need to learn to be considerate.

Paul is speaking of Epaphroditus again in Philippians 2:26 when he says, “He has been longing to see all of you and is troubled because you heard that he was sick.”

Notice there are two examples of consideration. Paul is considerate of his co-worker’s homesickness, and Epaphroditus is considerate about the Philippians’ concern.

This is a key to happiness! The more considerate you learn to be of other people’s needs, doubts, and fears, the happier you will be. If you are inconsiderate you’re going to have an unhappy marriage.

The Bible says in 1 Corinthians 1:10, “You must get along with each other. You must learn to be considerate of one another, cultivating a life in common” (MSG).

None of us is by nature a considerate person, because we tend to think of ourselves first and not the needs of others. “Cultivating a life in common” takes work, and learning to get along and work well with others takes practice. Like a garden that requires cultivation to bear fruit, you’ll see how your effort bears the fruit of happiness and strong relationships.


Talk It Over

* Why is it sometimes hardest to get along or work well with people who are a part of the church and with whom you minister?

* What new practices can you adopt to cultivate cooperation and consideration among your ministry group or coworkers?

<< Bài trước                                                                       Bài sau >>