Sunday, October 20, 2013
Sinh hoạt Phụ nữ: Fragance of Beauty
Thursday, October 17, 2013
Hôn nhân bền lâu - Bài 17
Trong những tháng gần đây, chúng tôi thật ngạc nhiên sững sờ khi nghe tin một số những đôi vợ chồng chúng tôi quen biết đã bỏ nhau. Không phải chỉ hai, ba gia đình nhưng nhiều gia đình đã đi đến đổ vỡ. Đây thật là điều đáng buồn. Những đôi vợ chồng này bỏ nhau vì những lý do khác nhau, nhưng hầu hết những đổ vỡ đó đều có thể tránh được. Thường thường, nguyên nhân chính là vì hai vợ chồng quá bận rộn, mỗi người đeo đuổi một công việc nên không có thì giờ với nhau. Dần dần không còn tình cảm cho nhau, không cảm thấy cần nhau nữa và muốn ly dị để không bị ràng buộc nhưng được tự do sống theo ý mình.
Có khi vì quá bận rộn, vợ chồng không nói chuyện với nhau cả tuần, cả tháng. Con cái vì không được cha mẹ gần gũi dạy dỗ, bắt đầu trở nên bướng bỉnh, không vâng lời, nay xin cái này mai đòi điều kia, khiến vợ chồng bực bội và lo lắng. Tiền bạc vật chất dư thừa nhưng tinh thần căng thẳng, đời sống dần dần trở thành vô nghĩa. Vì không có thì giờ trò chuyện với nhau thường xuyên, vợ chồng không hiểu nhau và không thông cảm, gần gũi nhau nữa. Từ đó tình cảm vợ chồng trở nên phai nhạt.
Thường thường, các ông chồng vì không thỏa lòng trong đời sống gia đình, nên càng vùi đầu vào công việc nhiều hơn, cố gắng để được thành công hơn. Chẳng những vì sự thu hút của đồng tiền hay vì áp lực của công việc, nhưng vì xem công việc là niềm vui, là điều mang lại thỏa mãn cho tâm hồn. Người vợ đi làm cũng bị nhiều áp lực trong công việc ở sở, lại phải gánh thêm trách nhiệm trong gia đình, phải lo cho chồng cho con. Và vì muốn làm người nội trợ đảm đang, muốn tạo một mái ấm gia đình cho chồng con nên cũng cố gắng nhiều. Tinh thần vì thế lúc nào cũng căng thẳng.
Vì quá mệt nỏi với gánh nặng của việc sở việc nhà, các bà vợ muốn chồng để ý giúp đỡ, chăm sóc con cái, chia xẻ gánh nặng công việc nhà, nhưng ông chồng cứ vùi đầu vào công việc của mình. Lúc nào có thì giờ rảnh lại phải đi với bạn. Trong khi các bà trông mong chồng dành thì giờ với mình, để thăm hỏi, trò chuyện, thông cảm với những khó khăn mình phải đối diện mỗi ngày, thì chồng chẳng bao giờ để ý hỏi han.
Những bà vợ bước vào tuổi trung niên, sức khoẻ đi xuống, tinh thần và tình cảm thay đổi nên dễ buồn dễ khóc. Các bà cần sự gần gũi và chăm sóc tế nhị của chồng, nhưng không được chồng quan tâm đến. Tương tự như thế, các ông cũng muốn vợ thông cảm với những căng thẳng và lo lắng của mình, nhưng về nhà chỉ nghe vợ than van, phàn nàn chuyện nọ chuyện kia. Nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi, giữa vợ chồng chỉ còn sự bực bội, chán chường. Và khi vợ chồng không chịu đựng nhau được nữa thì một hình bóng khác, một mời gọi khác, có thể kéo chúng ta vào cám dỗ cách dễ dàng.
Làm thế nào để vợ chồng giữ lòng chung thủy với nhau trọn đời?
1. Hãy nhớ rằng hôn nhân là một ràng buộc suốt đời
2. Hãy nhớ rằng đổ vỡ không xảy đến một sớm một chiều, nhưng từ từ và ngấm ngầm, trong lúc ta không ngờ
3. Phải đặt lại thứ tự ưu tiên trong đời sống
Giữ mãi tình yêu ban đầu
Tránh cám dỗ
Phát triển ưu điểm của vợ chồng
Hãy nhớ vật chất chỉ là phương tiện
Hãy thành thật, cởi mở, sẵn sàng nhận lỗi
Hãy thỏa lòng với người bạn đời mà mình đã chọn, đừng so sánh vợ hay chồng mình với bất cứ một ai
Những điều nên tránh:
Sau đây là hình ảnh thường xảy ra trong các gia đình đổ vỡ:
Cả vợ lẫn chồng đều có việc làm tốt, kiếm được nhiều tiền. Lúc đầu đồng tiền đem về giúp vợ chồng mua sắm đầy đủ tất cả những gì mong muốn nên gia đình vui vẻ, đời sống thoải mái. Tuy nhiên, sau khi sắm nhà lớn, xe đẹp, hai vợ chồng phải cố gắng đi làm thật nhiều để trả nợ. Làm càng giỏi thì càng được lên chức cao, và càng thêm trách nhiệm nên chúng ta lại phải đi sớm hơn và về trễ hơn.
Có khi vì quá bận rộn, vợ chồng không nói chuyện với nhau cả tuần, cả tháng. Con cái vì không được cha mẹ gần gũi dạy dỗ, bắt đầu trở nên bướng bỉnh, không vâng lời, nay xin cái này mai đòi điều kia, khiến vợ chồng bực bội và lo lắng. Tiền bạc vật chất dư thừa nhưng tinh thần căng thẳng, đời sống dần dần trở thành vô nghĩa. Vì không có thì giờ trò chuyện với nhau thường xuyên, vợ chồng không hiểu nhau và không thông cảm, gần gũi nhau nữa. Từ đó tình cảm vợ chồng trở nên phai nhạt.
Cả vợ lẫn chồng đều không thấy thỏa lòng nên muốn đi tìm một điều gì khác để lấp đầy sự trống rỗng hay nỗi buồn chán đó. Có người càng đi làm nhiều hơn nữa. Người khác thì tìm đến với bạn bè, với những liên hệ tình cảm không chính đáng hoặc đâm ra ăn chơi, la cà đến những nơi chơi bời nguy hiểm. Những người không đi làm trong các hãng xưởng nhưng có công việc làm ăn riêng cũng dễ bị cuốn hút vào công việc, trở thành quá bận rộn và cũng đối diện với hiểm họa gia đình đổ vỡ như mọi người khác. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải dừng lại, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, thay đổi cách sống và cách làm việc để vợ chồng có thì giờ cho nhau. Nhưng tiếc là ít ai nhìn thấy vấn đề.
Thường thường, các ông chồng vì không thỏa lòng trong đời sống gia đình, nên càng vùi đầu vào công việc nhiều hơn, cố gắng để được thành công hơn. Chẳng những vì sự thu hút của đồng tiền hay vì áp lực của công việc, nhưng vì xem công việc là niềm vui, là điều mang lại thỏa mãn cho tâm hồn. Người vợ đi làm cũng bị nhiều áp lực trong công việc ở sở, lại phải gánh thêm trách nhiệm trong gia đình, phải lo cho chồng cho con. Và vì muốn làm người nội trợ đảm đang, muốn tạo một mái ấm gia đình cho chồng con nên cũng cố gắng nhiều. Tinh thần vì thế lúc nào cũng căng thẳng.
Vì quá mệt nỏi với gánh nặng của việc sở việc nhà, các bà vợ muốn chồng để ý giúp đỡ, chăm sóc con cái, chia xẻ gánh nặng công việc nhà, nhưng ông chồng cứ vùi đầu vào công việc của mình. Lúc nào có thì giờ rảnh lại phải đi với bạn. Trong khi các bà trông mong chồng dành thì giờ với mình, để thăm hỏi, trò chuyện, thông cảm với những khó khăn mình phải đối diện mỗi ngày, thì chồng chẳng bao giờ để ý hỏi han.
Những bà vợ bước vào tuổi trung niên, sức khoẻ đi xuống, tinh thần và tình cảm thay đổi nên dễ buồn dễ khóc. Các bà cần sự gần gũi và chăm sóc tế nhị của chồng, nhưng không được chồng quan tâm đến. Tương tự như thế, các ông cũng muốn vợ thông cảm với những căng thẳng và lo lắng của mình, nhưng về nhà chỉ nghe vợ than van, phàn nàn chuyện nọ chuyện kia. Nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi, giữa vợ chồng chỉ còn sự bực bội, chán chường. Và khi vợ chồng không chịu đựng nhau được nữa thì một hình bóng khác, một mời gọi khác, có thể kéo chúng ta vào cám dỗ cách dễ dàng.
Làm thế nào để vợ chồng giữ lòng chung thủy với nhau trọn đời?
Chúng ta đã nói nhiều về những nguyên nhân đưa đến việc gia đình đổ vỡ và không chung thủy với nhau. Vì biết nguyên nhân, chúng ta mới có thể tìm ra phương cách giúp chúng ta tránh được đổ vỡ. Dưới đây là một vài đề nghị mà nếu áp dụng, có thể giúp chúng ta không những giữ được lòng chung thủy với nhau nhưng còn củng cố tình yêu vợ chồng dành cho nhau.
1. Hãy nhớ rằng hôn nhân là một ràng buộc suốt đời
Từ xưa đến nay, mọi người đều biết rằng chuyện vợ chồng là chuyện trăm năm. Ngày cưới là ngày quan trọng vì đời người chỉ có một lần. Quan hệ vợ chồng là quan hệ ràng buộc suốt đời, ngoại trừ cái chết, không một điều gì có thể cắt đứt quan hệ nầy. Thánh Kinh dạy: ”Cho nên, đàn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật pháp buộc phải theo chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật pháp đã buộc mình với chồng. Vậy, nếu đang lúc chồng còn sống mà vợ đi lấy người khác, thì phải bị gọi là đàn bà ngoại tình. Nhưng nếu chồng chết thì vợ được buông tha khỏi luật pháp, dầu lấy người khác cũng chẳng phải là đàn bà ngoại tình vậy” (Rô-ma 7:2-3).
Thiên Chúa đã định rằng vợ chồng là một ràng buộc suốt đời. Chúng ta cần phải ghi nhớ và nhắc nhở nhau điều quan trọng này, có như thế chúng ta mới không rơi vào những cạm bẫy hay cám dỗ lôi kéo gia đình chúng ta đến chỗ đổ vỡ. Những gì xảy ra trong xã hội chúng ta đang sống ngày nay không phải là điều đúng. Điều mà nhiều người làm không nhất thiết là điều phải. Một vợ một chồng, chung thủy với nhau suốt đời là định luật của Đấng Tạo Hóa, định luật đó không bao giờ thay đổi.
2. Hãy nhớ rằng đổ vỡ không xảy đến một sớm một chiều, nhưng từ từ và ngấm ngầm, trong lúc ta không ngờ
Hầu hết những đổ vỡ của tình yêu vợ chồng không xảy ra một cách đột ngột, thình lình, nhưng là hậu quả của nhiều chuyện nhỏ nhặt, chồng chất theo năm tháng. Một cái nhìn có tình ý, một cám dỗ nho nhỏ, một cuộc phiêu lưu tình cảm trông như vô hại, v.v... Tất cả những điều đó sẽ đưa chúng ta đi dần đến chỗ đổ vỡ lúc nào không biết. Tương tự như vậy với những giờ phút vắng nhà, những đam mê trong công việc, những lôi kéo của bạn bè. Tuy chỉ mỗi ngày một ít, nhưng nó sẽ khiến cho tình cảm vợ chồng ngày càng phai nhạt mà lúc chúng ta chợt tỉnh ra có thể đã quá muộn.
3. Phải đặt lại thứ tự ưu tiên trong đời sống
Nơi chúng ta đang sống là vùng đất của cơ hội. Ở đây chúng ta có quá nhiều điều để làm, để hưởng thụ, điều tốt cũng như điều xấu. Vì có quá nhiều chọn lựa như vậy, chúng ta phải biết dừng lại, nhận định rõ đâu là điều quan trọng nên làm, đâu là những việc bỏ qua cũng không sao, để chúng ta có thể dành ưu tiên cho gia đình, nhất là dành thì giờ cho người bạn đời của mình.
Ba điều vừa nói là những nguyên tắc căn bản. Áp dụng vào thực tế, chúng ta cần làm những điều sau:
Giữ mãi tình yêu ban đầu
Ngày mới gặp nhau ta yêu nhau như thế nào, tha thiết với nhau như thế nào, hãy giữ mãi tình yêu đó. Hãy dành thì giờ hẹn hò, trò chuyện với nhau như những ngày trước. Có lẽ quý vị nghĩ rằng mình già rồi, thì giờ đâu mà dành cho nhau, đi chơi với nhau. Lúc nào cũng công việc, con cái đùm đề... Đúng vậy, nhưng nếu chúng ta xem hạnh phúc gia đình là điều quan trọng, chúng ta phải dành thì giờ để chăm sóc hạnh phúc đó. Thường thường, điều gì ta xem là quan trọng nhất trong đời sống, ta sẽ có thì giờ cho việc đó.
Tránh cám dỗ
Cám dỗ đến cho phái nam cũng như phái nữ, ai cũng có những giây phút yếu lòng. Đừng để cho một hình bóng, một sự so sánh hay hối tiếc nào chen vào giữa ta với người bạn đời của mình. Cũng hãy nhớ rằng những dan díu ban đầu có thể chỉ như những sợi tơ nhện nhưng dần dần sẽ trở thành những dây xích không tháo gỡ đi được.
Phát triển ưu điểm của vợ chồng
Chúng ta ai cũng có ưu và khuyết điểm. Chúng ta không nên chú ý quá nhiều vào khuyết điểm của người bạn đời, để rồi buồn phiền. Trái lại, hãy chú trọng vào ưu điểm và phát huy những ưu điểm đó để đem lại ích lợi cho đời sống chung và nâng đỡ nhau trên đường đời. Vợ chồng chẳng những chia xẻ với nhau về tình cảm, tình dục nhưng cũng cần nhau trong phương diện tâm linh, tinh thần. Chúng ta cần học hỏi, chia xẻ, nâng đỡ nhau về kiến thức và kinh nghiệm sống. Chúng ta nên nhìn vào ưu điểm của nhau để trau giồi,phát huy những ưu điểm đó và sống với nhau với lòng biết ơn Chúa.
Hãy nhớ vật chất chỉ là phương tiện
Đồng tiền ta làm ra, dù nhiều cũng không thể mua hạnh phúc. Cái nhà, cái xe cũng như mọi vật dụng khác rồi sẽ qua đi. Chỉ có tình người và tình yêu vợ chồng có giá trị lâu dài. Đừng dành tất cả thì giờ và sức lực để đi làm và lo cho những nhu cầu vật chất nhưng hãy dành thì giờ cho nhau. Vợ chồng cần dành thì giờ nói chuyện, tâm tình với nhau, ôn lại những kỷ niệm cũ, cùng chơi đùa giải trí với nhau. Bạn bè, gia đình đôi bên cũng quan trọng trong đời sống, nhưng quan hệ vợ chồng vẫn là trên hết.
Hãy thành thật, cởi mở, sẵn sàng nhận lỗi
Nhận biết những nhược điểm và khuyết điểm của chính mình, cũng như của vợ hay chồng. Chấp nhận nhau và tha thứ cho nhau. Đừng nhắc lại những lỗi lầm cũ để làm khổ nhau. Nếu có điều suy nghĩ trong lòng, buồn cũng như vui, hãy nói ra cho nhau nghe, đừng chất chứa trong lòng quá lâu, sẽ sinh ra cay đắng và dễ đưa đến đổ vỡ.
Hãy thỏa lòng với người bạn đời mà mình đã chọn, đừng so sánh vợ hay chồng mình với bất cứ một ai
Một khi so sánh ta sẽ không thỏa lòng và cám dỗ sẽ đến với chúng ta dễ dàng. Có người sống bên cạnh người phối ngẫu nhưng cứ mơ tưởng đến một mẫu người trong mộng nào đó, hoặc cứ suy nghĩ đến người tình cũ của thời học trò mơ mộng. Có người thì so sánh vợ, chồng mình với một người bạn trong sở và thầm nuối tiếc mình gặp người đó quá trễ. Tất cả những tư tưởng đó sẽ khiến ta đi đến chỗ không chung thủy với người phối ngẫu và phạm tội ngoại tình, dù chỉ là trong tư tưởng.
Những điều nên tránh:
- Đừng vì lý do gì mà vợ chồng phải ở xa nhau quá lâu hay chồng phải vắng nhà quá nhiều.
- Đừng cho người lạ ở chung trong nhà (share phòng), hoặc cho những người bà con như anh chồng, em vợ sống chung trong gia đình. Đây là những cạm bẫy rất là nguy hiểm.
- Đừng ấp ủ những tình cảm riêng tư với người bạn khác phái hay xem thường những cám dỗ chung quanh mình. Nếu bị cám dỗ hay biết là có người theo đuổi mình, đừng giấu nhưng nên nói cho vợ hay chồng biết ngay.
- Đừng so sánh, nuối tiếc về người mình đã chọn. Nếu có người tình cũ, đừng bao giờ tìm cách liên lạc hay gặp gỡ người đó, dù chỉ là để thăm hỏi như tình bạn. Tình yêu xưa cũ đó có thể sống lại mạnh mẽ và phá hỏng hạnh phúc gia đình chúng ta.
- Đừng nghĩ rằng nếu ly dị người này để lấy người kia mình sẽ hạnh phúc hơn. Đó là chiêu bài của ma quỷ để cám dỗ chúng ta phạm tội, và để phá đổ nền tảng gia đình.
- Đừng xem công việc, bà con và ngay cả con cái quan trọng hơn người bạn đời của mình. Hãy dành thì giờ, tình cảm ưu tiên cho người phối ngẫu. Vì như thế tình yêu vợ chồng mới bền chặt và mới đừng nổi trước những cám dỗ của đời.
- Điều quan trọng hơn cả để giữ vững hạnh phúc là chúng ta cần có Chúa Cứu Thế làm Chủ gia đình và cả vợ lẫn chồng đều áp dụng Lời Thánh Kinh trong cách cư xử với nhau hằng ngày.
Tác giả sách Châm Ngôn đặc biệt gởi đến các ông chồng lời khuyên sau đây:
Hãy uống nước hồ con chứa và nước chảy trong giếng con. Các nguồn của con há nên tràn ra ngoài đường, và các suối của con tuôn nơi phố chợ sao? Nó khá về một mình con, chớ thông dụng nó với người ngoại. Nguyện nguồn mạch con được phước; con hãy lấy làm vui thích nơi vợ con cưới buổi đang thì. Như nai cái đáng thương và hoàng dương có duyên tốt. Nguyện nương long nàng làm thỏa lòng con luôn luôn, và ái tình nàng khiến cho con say mê mãi mãi. Hỡi con, lẽ nào con mê mệt người dâm phụ và nâng niu lòng của người ngoại? (Châm Ngôn 5:15-20)
Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Tuesday, October 8, 2013
Wednesday, October 2, 2013
Hôn Nhân Bền Lâu - Bài 2: Tin Cậy
Viên đá thứ hai làm nền tảng gây dựng hạnh phúc gia đình là lòng tin cậy. Vợ chồng phải tin cậy nhau mới sống với nhau được. Không những tin cậy lời nói, việc làm của nhau mà còn phải tin cậy tấm lòng của nhau. Phản nghĩa với tin cậy là nghi ngờ. Chúng ta thường nói vợ chồng tuy hai mà một, nhưng nếu hai vợ chồng cứ nghi ngờ nhau hoặc có điều giấu nhau thì chưa thật sự hiệp làm một. Chúa Giê-xu dạy: “Vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hợp” (Ma-thi-ơ 19:6).
Theo tiêu chuẩn của Thánh Kinh, vợ chồng là sự kết hợp toàn vẹn về mọi phương diện, cũng giống như Chúa Cứu Thế và Hội Thánh của Ngài. Vì thế, vợ chồng phải tin cậy nhau trong mọi phương diện. Tin cậy trong vấn đề tình cảm cũng như tiền bạc, trong mọi quyết định và mọi toan tính của đời sống, tin cậy tình yêu và lòng thành thật của nhau. Lòng nghi ngờ giống như những con sâu con mối, tuy nhỏ và âm thầm nhưng có thể gây những ảnh hưởng vô cùng tai hại.
Không gì làm chúng ta bị tổn thương cho bằng bị người thân nghi ngờ, nhất là khi người đó là vợ hay chồng của mình. Nếu một người cứ bị nghi ngờ hoài, người đó cũng có thể mất lòng tin tưởng vào chính mình. Có một ông chồng kia, vì những kinh nghiệm trong thời niên thiếu nên ông có tính hay nghi ngờ. Ông thường chủ trương rằng việc gì cũng phải nghi cái đã rồi hẵng tính. Khi lập gia đình, ông cũng đối xử với vợ theo chủ trương đó. Trước hết, ông nghi rằng có lẽ vợ ông không còn là một trinh nữ trong ngày cưới. Sau đó, ông nghi là vợ ông thầm yêu trộm nhớ một người bạn cũ. Người vợ phải mất bao nhiêu lời giải thích để xóa đi hai điều nghi ngờ vô căn cứ đó. Một thời gian sau, người chồng này lại nghi ngờ vợ trong việc sử dụng tiền bạc. Ông nghi là bà lấy tiền giúp cha mẹ, hay làm một điều bí mật nào đó nên việc làm ăn buôn bán không đem lại tiền lời nhiều như những người khác. Những nghi ngờ này làm bà vợ thật là khổ tâm trong suốt bao nhiêu năm mà không biết than thở với ai. Dần dần khiến bà cũng mất tin tưởng nơi chính mình.
Ở Việt Nam, ngoại trừ một số phụ nữ đi làm ngoài xã hội hoặc đi buôn bán, đa số các bà vợ chỉ quanh quẩn trong nhà, lo việc bếp núc và chăm sóc con cái. Vì thế các ông chồng dễ dàng tin cậy tình yêu và lòng chung thủy của vợ, dù chính các ông lắm khi cũng không đáng tin cậy chút nào. Ngày nay, trong xã hội mới, người đàn bà có nhiều cơ hội đi ra ngoài làm việc và giao tiếp với người chung quanh. Vì công việc đòi hỏi, nhiều khi các bà phải đi đến những nơi chồng không thể đi đến, hay tiếp xúc với những người chồng không quen biết. Các ông chồng cũng thế, vì trách nhiệm trong công việc, lắm khi phải đi xa lâu ngày hoặc đi về giờ giấc thất thường. Trong những trường hợp đó lòng tin cậy trong đời sống vợ chồng lại càng cần thiết hơn.
Có những ông chồng sống trong khổ sở vì lúc nào cũng nghi ngờ vợ. Có những trường hợp nghi ngờ hữu lý nhưng cũng có những người vì không tin cậy nhau nên nghi ngờ những chuyện thật là vô lý và vô căn cứ. Có ông chồng kia không tin vợ đến độ mỗi ngày ông để ý và ghi con số trên đồng hồ trong xe vợ để xem vợ mình có đi đến nơi nào khác ngoài việc đến sở hay không.
Một bà vợ khác thì thỉnh thoảng bất chợt gọi điện thoại đến sở để xem thử chồng có thật ở sở hay đã đi đâu với ai. Nhiều ông chồng khác khi vợ đi làm thì ở nhà lo lắng, cứ nghĩ không biết vợ mình ở nơi làm việc gặp ai và nói những chuyện gì. Từ chỗ nghi ngờ, lo lắng, các ông chồng đó đâm ra ghen tương, bực bội với vợ và không muốn vợ đi làm nữa. Khi vợ chồng đã mất lòng tin cậy đối với nhau, chúng ta thấy việc gì cũng đáng nghi và việc gì ta nghĩ cũng có thể xảy ra được. Nếu không sửa đổi để có thể tin cậy nhau, đời sống vợ chồng chỉ còn là những chuỗi ngày nghi kỵ dò xét nhau mà thôi.
Để tạo lòng tin cậy nhau, vợ chồng cần phải thành thật với nhau, trong chuyện lớn cũng như chuyện nhỏ. Đừng giấu nhau điều gì nếu thấy người bạn đời của mình cần biết điều đó. Cũng đừng nói dối nhau hoặc hứa mà không giữ lời. Khi chúng ta nói dối hoặc hứa mà không giữ lời, người kia sẽ mất lòng tin cậy chúng ta. Một khi lòng tin cậy đã mất, rất khó tạo lại. Lòng yêu thương và tin cậy thường đi đôi với nhau, khi yêu thương thật lòng, chúng ta sẽ không nghi ngờ nhau nhưng tin cậy nhau hoàn toàn. Thánh Kinh cho biết, tình yêu thật tin mọi sự. Sứ đồ Phao-lô viết: “Tình yêu khoan dung tất cả, TIN TƯỞNG tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (I Cô-rinh-tô 13:7, Bản Diễn Ý).
Tin cậy cũng có nghĩa là phó thác trọn vẹn. Khi vợ chồng tin cậy nhau sẽ phó thác cả cuộc đời mình cho nhau. Vui buồn, sướng khổ hay giàu nghèo đều cùng chịu. Lòng tin cậy cũng được bày tỏ bằng sự cảm thông và chấp nhận nhau. Để tạo lòng tin cậy đối với nhau, chúng ta không những yêu thương nhau, thành thật với nhau nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận nhau. Vợ chồng nên tránh phê bình nhau hay lên án nhau. Trái lại, hai người cần thông cảm và chấp nhận nhau. Nếu vợ chồng có thể thành thật chia xẻ tâm tình với nhau cũng như bày tỏ những điều kín giấu trong lòng mà không sợ người kia chê cười, xét đoán, hay nói lại với người khác, đó mới thật là tin cậy nhau.
Có nhiều cặp vợ chồng không tin cậy nhau điều gì cả. Từ chuyện làm ăn, tiền bạc, tình cảm, đến những quan hệ với bạn bè hay bà con hai bên, hai người đều giấu nhau. Có người đi làm lương được bao nhiêu không muốn cho vợ hay chồng biết. Hai vợ chồng mỗi người có một trương mục riêng trong ngân hàng. Khi được lãnh hưu bổng thì đem gởi cho bạn bè hay cha mẹ, vì không tin cậy người phối ngẫu. Rồi khi người này khám phá ra việc làm của người kia, lòng nghi ngờ và lòng không tin cậy lại càng gia tăng. Có những vợ chồng sống bên nhau nhưng lúc nào cũng dè dặt, e ngại, không tin cậy nhau điều gì. Hai người như có hai đời sống riêng biệt, lúc nào cũng phải nói dối để che giấu nhau. Một gia đình như thế không thể nào hạnh phúc.
Có hai vợ chồng kia, không hiểu bắt nguồn từ đâu nhưng cả hai đều không tin nhau. Chồng đi làm về trễ thì vợ ngửi áo xem có mùi nước hoa lạ nào không. Khi vợ có điện thoại thì chồng nghe lén. Thỉnh thoảng người này lục sổ sách hay “check book” của người kia để xem người đó tiêu xài tiền bạc như thế nào, có chi món tiền lớn nào cho ai mà mình không biết hay không. Vì bị nghi ngờ, theo dõi, cả hai vợ chồng đều cùng thấy khó chịu, bực bội và vì thế lại càng che giấu nhau nhiều hơn. Dần dần lòng nghi kỵ và không tin cậy trở thành một bức tường ngăn cách hai người, hai vợ chồng không còn muốn trò chuyện hay chia xẻ với nhau điều gì nữa.
Lòng tin cậy và tự tin cũng đi đôi với nhau và có ảnh hưởng trên những điều chúng ta đạt được trong đời sống. Khi được người phối ngẫu tin cậy hay tin tưởng, chính chúng ta sẽ thêm tự tin, tức là thêm tin tưởng nơi chính mình. Có nhiều ông chồng không tin cậy vợ điều gì khác ngoài việc bếp núc và chăm sóc con cái. Có những bà vợ có khả năng, muốn đi học thêm hoặc ra ngoài đi làm nhưng chồng không cho. Có người muốn học lái xe nhưng chồng không tin tưởng nên tìm cách ngăn cản. Ngược lại, có nhiều bà vợ cũng không tin tưởng khả năng của chồng nên khi thấy chồng muốn thử làm điều gì mới thì thường ngăn cản hay bàn ra chứ không khích lệ.
Thật không gì làm chúng ta buồn cho bằng bị người phối ngẫu xem thường và lúc nào cũng nói: “Chuyện đó em không làm được đâu!” “Em mà biết gì, để đó anh lo!” hoặc nói: “Anh làm sao lo nổi chuyện đó, không được đâu!” Trái lại, khi được người khác tin cậy, chúng ta được khích lệ, nhờ đó làm được nhiều việc mà không thấy mệt mỏi. Sách Châm Ngôn chương 31 ghi lại hình ảnh một người đàn bà được chồng tin cậy, nhờ đó bà làm được nhiều việc ích lợi cho chồng con, cho người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thánh Kinh ghi: “Lòng người chồng tin cậy nơi nàng, người sẽ chẳng thiếu hoa lợi. Trọn đời nàng làm cho chồng được ích lợi, chớ chẳng hề sự tổn hại” (c. 11-12). Có người tin cậy bạn bè và bà con hơn vợ hay chồng. Câu họ thường nói là: “Tôi chia sẻ điều này này với anh, với chị, nhưng đừng nói cho nhà tôi biết.”
Lòng yêu thương và tin cậy luôn luôn đi đôi với nhau. Sứ đồ Phao-lô cho biết: “Tình yêu thương... chẳng nghi ngờ sự dữ” (I Cô-rinh-tô 13:5). Khi thật lòng thương yêu nhau, chúng ta sẽ không nghi ngờ điều dữ hay điều xấu cho nhau nhưng trái lại, tin cậy nhau trong mọi sự. Vợ chồng cần phải tin cậy nhau, phó thác cuộc đời mình cho nhau và cùng phó thác gia đình mình trong sự hướng dẫn của Chúa. Khi vợ chồng tin cậy nhau hoàn toàn sẽ không nghi ngờ nhau. Người này không theo dõi, thắc mắc, để ý, thủ thế, nói dối hay che giấu người kia điều gì. Hai vợ chồng tin cậy nhau sẽ chia xẻ với nhau tất cả, từ tinh thần, vật chất, tình cảm, đến những vui buồn, ưu tư, ước mơ trong đời sống. Không phân biệt cái này của anh, cái kia của tôi nhưng tất cả là của chúng ta.
Thánh Kinh cho biết, một khi yêu thương nhau thật lòng chúng ta sẽ không nghi ngờ điều dữ cho nhau. Nói như thế có nghĩa là thương nhau, chúng ta không nghĩ điều xấu cho nhau. Áp dụng trong mối quan hệ vợ chồng, khi người phối ngẫu lỡ nói hay làm điều gì khiến chúng ta phật lòng, nếu thật lòng yêu thương, ta sẽ không nghĩ là người đó có ác ý hay cố tình làm cho ta đau buồn. Trái lại, vì tin cậy vào lòng yêu thương của người đó, chúng ta sẽ thông cảm và bỏ qua cách dễ dàng. Nếu vợ chồng không tin cậy nhau, đời sống gia đình sẽ không thoải mái nhẹ nhàng nhưng lúc nào cũng ngại ngùng, sợ sệt và lo lắng.
Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Theo tiêu chuẩn của Thánh Kinh, vợ chồng là sự kết hợp toàn vẹn về mọi phương diện, cũng giống như Chúa Cứu Thế và Hội Thánh của Ngài. Vì thế, vợ chồng phải tin cậy nhau trong mọi phương diện. Tin cậy trong vấn đề tình cảm cũng như tiền bạc, trong mọi quyết định và mọi toan tính của đời sống, tin cậy tình yêu và lòng thành thật của nhau. Lòng nghi ngờ giống như những con sâu con mối, tuy nhỏ và âm thầm nhưng có thể gây những ảnh hưởng vô cùng tai hại.
Không gì làm chúng ta bị tổn thương cho bằng bị người thân nghi ngờ, nhất là khi người đó là vợ hay chồng của mình. Nếu một người cứ bị nghi ngờ hoài, người đó cũng có thể mất lòng tin tưởng vào chính mình. Có một ông chồng kia, vì những kinh nghiệm trong thời niên thiếu nên ông có tính hay nghi ngờ. Ông thường chủ trương rằng việc gì cũng phải nghi cái đã rồi hẵng tính. Khi lập gia đình, ông cũng đối xử với vợ theo chủ trương đó. Trước hết, ông nghi rằng có lẽ vợ ông không còn là một trinh nữ trong ngày cưới. Sau đó, ông nghi là vợ ông thầm yêu trộm nhớ một người bạn cũ. Người vợ phải mất bao nhiêu lời giải thích để xóa đi hai điều nghi ngờ vô căn cứ đó. Một thời gian sau, người chồng này lại nghi ngờ vợ trong việc sử dụng tiền bạc. Ông nghi là bà lấy tiền giúp cha mẹ, hay làm một điều bí mật nào đó nên việc làm ăn buôn bán không đem lại tiền lời nhiều như những người khác. Những nghi ngờ này làm bà vợ thật là khổ tâm trong suốt bao nhiêu năm mà không biết than thở với ai. Dần dần khiến bà cũng mất tin tưởng nơi chính mình.
Ở Việt Nam, ngoại trừ một số phụ nữ đi làm ngoài xã hội hoặc đi buôn bán, đa số các bà vợ chỉ quanh quẩn trong nhà, lo việc bếp núc và chăm sóc con cái. Vì thế các ông chồng dễ dàng tin cậy tình yêu và lòng chung thủy của vợ, dù chính các ông lắm khi cũng không đáng tin cậy chút nào. Ngày nay, trong xã hội mới, người đàn bà có nhiều cơ hội đi ra ngoài làm việc và giao tiếp với người chung quanh. Vì công việc đòi hỏi, nhiều khi các bà phải đi đến những nơi chồng không thể đi đến, hay tiếp xúc với những người chồng không quen biết. Các ông chồng cũng thế, vì trách nhiệm trong công việc, lắm khi phải đi xa lâu ngày hoặc đi về giờ giấc thất thường. Trong những trường hợp đó lòng tin cậy trong đời sống vợ chồng lại càng cần thiết hơn.
Có những ông chồng sống trong khổ sở vì lúc nào cũng nghi ngờ vợ. Có những trường hợp nghi ngờ hữu lý nhưng cũng có những người vì không tin cậy nhau nên nghi ngờ những chuyện thật là vô lý và vô căn cứ. Có ông chồng kia không tin vợ đến độ mỗi ngày ông để ý và ghi con số trên đồng hồ trong xe vợ để xem vợ mình có đi đến nơi nào khác ngoài việc đến sở hay không.
Một bà vợ khác thì thỉnh thoảng bất chợt gọi điện thoại đến sở để xem thử chồng có thật ở sở hay đã đi đâu với ai. Nhiều ông chồng khác khi vợ đi làm thì ở nhà lo lắng, cứ nghĩ không biết vợ mình ở nơi làm việc gặp ai và nói những chuyện gì. Từ chỗ nghi ngờ, lo lắng, các ông chồng đó đâm ra ghen tương, bực bội với vợ và không muốn vợ đi làm nữa. Khi vợ chồng đã mất lòng tin cậy đối với nhau, chúng ta thấy việc gì cũng đáng nghi và việc gì ta nghĩ cũng có thể xảy ra được. Nếu không sửa đổi để có thể tin cậy nhau, đời sống vợ chồng chỉ còn là những chuỗi ngày nghi kỵ dò xét nhau mà thôi.
Để tạo lòng tin cậy nhau, vợ chồng cần phải thành thật với nhau, trong chuyện lớn cũng như chuyện nhỏ. Đừng giấu nhau điều gì nếu thấy người bạn đời của mình cần biết điều đó. Cũng đừng nói dối nhau hoặc hứa mà không giữ lời. Khi chúng ta nói dối hoặc hứa mà không giữ lời, người kia sẽ mất lòng tin cậy chúng ta. Một khi lòng tin cậy đã mất, rất khó tạo lại. Lòng yêu thương và tin cậy thường đi đôi với nhau, khi yêu thương thật lòng, chúng ta sẽ không nghi ngờ nhau nhưng tin cậy nhau hoàn toàn. Thánh Kinh cho biết, tình yêu thật tin mọi sự. Sứ đồ Phao-lô viết: “Tình yêu khoan dung tất cả, TIN TƯỞNG tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (I Cô-rinh-tô 13:7, Bản Diễn Ý).
Tin cậy cũng có nghĩa là phó thác trọn vẹn. Khi vợ chồng tin cậy nhau sẽ phó thác cả cuộc đời mình cho nhau. Vui buồn, sướng khổ hay giàu nghèo đều cùng chịu. Lòng tin cậy cũng được bày tỏ bằng sự cảm thông và chấp nhận nhau. Để tạo lòng tin cậy đối với nhau, chúng ta không những yêu thương nhau, thành thật với nhau nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận nhau. Vợ chồng nên tránh phê bình nhau hay lên án nhau. Trái lại, hai người cần thông cảm và chấp nhận nhau. Nếu vợ chồng có thể thành thật chia xẻ tâm tình với nhau cũng như bày tỏ những điều kín giấu trong lòng mà không sợ người kia chê cười, xét đoán, hay nói lại với người khác, đó mới thật là tin cậy nhau.
Có nhiều cặp vợ chồng không tin cậy nhau điều gì cả. Từ chuyện làm ăn, tiền bạc, tình cảm, đến những quan hệ với bạn bè hay bà con hai bên, hai người đều giấu nhau. Có người đi làm lương được bao nhiêu không muốn cho vợ hay chồng biết. Hai vợ chồng mỗi người có một trương mục riêng trong ngân hàng. Khi được lãnh hưu bổng thì đem gởi cho bạn bè hay cha mẹ, vì không tin cậy người phối ngẫu. Rồi khi người này khám phá ra việc làm của người kia, lòng nghi ngờ và lòng không tin cậy lại càng gia tăng. Có những vợ chồng sống bên nhau nhưng lúc nào cũng dè dặt, e ngại, không tin cậy nhau điều gì. Hai người như có hai đời sống riêng biệt, lúc nào cũng phải nói dối để che giấu nhau. Một gia đình như thế không thể nào hạnh phúc.
Có hai vợ chồng kia, không hiểu bắt nguồn từ đâu nhưng cả hai đều không tin nhau. Chồng đi làm về trễ thì vợ ngửi áo xem có mùi nước hoa lạ nào không. Khi vợ có điện thoại thì chồng nghe lén. Thỉnh thoảng người này lục sổ sách hay “check book” của người kia để xem người đó tiêu xài tiền bạc như thế nào, có chi món tiền lớn nào cho ai mà mình không biết hay không. Vì bị nghi ngờ, theo dõi, cả hai vợ chồng đều cùng thấy khó chịu, bực bội và vì thế lại càng che giấu nhau nhiều hơn. Dần dần lòng nghi kỵ và không tin cậy trở thành một bức tường ngăn cách hai người, hai vợ chồng không còn muốn trò chuyện hay chia xẻ với nhau điều gì nữa.
Lòng tin cậy và tự tin cũng đi đôi với nhau và có ảnh hưởng trên những điều chúng ta đạt được trong đời sống. Khi được người phối ngẫu tin cậy hay tin tưởng, chính chúng ta sẽ thêm tự tin, tức là thêm tin tưởng nơi chính mình. Có nhiều ông chồng không tin cậy vợ điều gì khác ngoài việc bếp núc và chăm sóc con cái. Có những bà vợ có khả năng, muốn đi học thêm hoặc ra ngoài đi làm nhưng chồng không cho. Có người muốn học lái xe nhưng chồng không tin tưởng nên tìm cách ngăn cản. Ngược lại, có nhiều bà vợ cũng không tin tưởng khả năng của chồng nên khi thấy chồng muốn thử làm điều gì mới thì thường ngăn cản hay bàn ra chứ không khích lệ.
Thật không gì làm chúng ta buồn cho bằng bị người phối ngẫu xem thường và lúc nào cũng nói: “Chuyện đó em không làm được đâu!” “Em mà biết gì, để đó anh lo!” hoặc nói: “Anh làm sao lo nổi chuyện đó, không được đâu!” Trái lại, khi được người khác tin cậy, chúng ta được khích lệ, nhờ đó làm được nhiều việc mà không thấy mệt mỏi. Sách Châm Ngôn chương 31 ghi lại hình ảnh một người đàn bà được chồng tin cậy, nhờ đó bà làm được nhiều việc ích lợi cho chồng con, cho người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thánh Kinh ghi: “Lòng người chồng tin cậy nơi nàng, người sẽ chẳng thiếu hoa lợi. Trọn đời nàng làm cho chồng được ích lợi, chớ chẳng hề sự tổn hại” (c. 11-12). Có người tin cậy bạn bè và bà con hơn vợ hay chồng. Câu họ thường nói là: “Tôi chia sẻ điều này này với anh, với chị, nhưng đừng nói cho nhà tôi biết.”
Lòng yêu thương và tin cậy luôn luôn đi đôi với nhau. Sứ đồ Phao-lô cho biết: “Tình yêu thương... chẳng nghi ngờ sự dữ” (I Cô-rinh-tô 13:5). Khi thật lòng thương yêu nhau, chúng ta sẽ không nghi ngờ điều dữ hay điều xấu cho nhau nhưng trái lại, tin cậy nhau trong mọi sự. Vợ chồng cần phải tin cậy nhau, phó thác cuộc đời mình cho nhau và cùng phó thác gia đình mình trong sự hướng dẫn của Chúa. Khi vợ chồng tin cậy nhau hoàn toàn sẽ không nghi ngờ nhau. Người này không theo dõi, thắc mắc, để ý, thủ thế, nói dối hay che giấu người kia điều gì. Hai vợ chồng tin cậy nhau sẽ chia xẻ với nhau tất cả, từ tinh thần, vật chất, tình cảm, đến những vui buồn, ưu tư, ước mơ trong đời sống. Không phân biệt cái này của anh, cái kia của tôi nhưng tất cả là của chúng ta.
Thánh Kinh cho biết, một khi yêu thương nhau thật lòng chúng ta sẽ không nghi ngờ điều dữ cho nhau. Nói như thế có nghĩa là thương nhau, chúng ta không nghĩ điều xấu cho nhau. Áp dụng trong mối quan hệ vợ chồng, khi người phối ngẫu lỡ nói hay làm điều gì khiến chúng ta phật lòng, nếu thật lòng yêu thương, ta sẽ không nghĩ là người đó có ác ý hay cố tình làm cho ta đau buồn. Trái lại, vì tin cậy vào lòng yêu thương của người đó, chúng ta sẽ thông cảm và bỏ qua cách dễ dàng. Nếu vợ chồng không tin cậy nhau, đời sống gia đình sẽ không thoải mái nhẹ nhàng nhưng lúc nào cũng ngại ngùng, sợ sệt và lo lắng.
Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Tuesday, October 1, 2013
Hôn Nhân Bền Lâu - Bài 1
Nhật báo Los Angeles Times, số ra ngày 19.9.1994 có một bài nói về vấn đề thanh niên Việt Nam tại Mỹ trở về quê hương tìm vợ. Bài báo này cho biết, hầu hết những cuộc hôn nhân này đều được quyết định trong một thời gian ngắn. Có những người chỉ gặp nhau vài ba lần trong vòng một hai tuần, sau đó liên lạc thư từ và điện thoại với nhau vài tháng rồi quyết định làm đám cưới. Cũng có những người chỉ quen nhau trong vòng mười ngày là làm đám cưới ngay. Người viết bài báo trên nói rằng không biết những cuộc hôn nhân như thế có lâu bền hay không nhưng số người trở về Việt Nam để tìm vợ ngày càng gia tăng. Trong năm 1994, riêng tại vùng Orange County, thuộc miền Nam California, mỗi tháng có khoảng 20-25 người về Việt Nam kiếm vợ.
Bài báo nói trên cũng cho biết rằng đa số những thanh niên trở về Việt Nam lấy vợ là những người được trưởng dưỡng trong nền văn hóa Á đông. Có nhiều lý do khiến họ muốn trở về quê cha đất tổ để tìm người bạn trăm năm. Lý do đầu tiên là những người này muốn có một người vợ theo truyền thống Việt Nam, là người biết đặt hạnh phúc của chồng con lên trên hạnh phúc cá nhân. Những thanh niên này tin rằng chỉ những cô gái lớn lên trong khung cảnh Việt Nam, không chịu ảnh hưởng văn hóa Tây phương mới có đặc điểm đó. Một lý do khác khiến đàn ông Việt Nam về nước tìm vợ là vì họ tin rằng chỉ những thiếu nữ được nuôi dưỡng tại Việt Nam mới chung thủy và xem trọng giá trị hôn nhân. Những cô gái đó cũng sẽ không chê cười việc họ trở về quê hương kiếm vợ.
Thật ra, đây không phải là điều mới lạ vì từ trước đến nay, những nhóm người di cư khác tại Hoa Kỳ cũng thường trở về quê hương tìm vợ. Những cuộc hôn nhân như thế hầu như đem lại lợi lộc cho cả đôi bên. Riêng đối với các thanh niên Việt Nam, cưới một người vợ thuần túy Việt Nam có nghĩa là bảo đảm cho một hạnh phúc lâu bền. Họ nghĩ rằng những thiếu nữ sinh trưởng ở quê nhà không bị ảnh hưởng của nếp sống phóng túng Tây phương hay cá nhân chủ nghĩa. Hơn thế nữa, họ tin rằng những người vợ đó sẽ sẵn sàng ở dưới quyền chồng và thuận phục chồng. Trong khi đó, đối với các thiếu nữ ở Việt nam, lập gia đình với Việt kiều là một cái vé để ra khỏi nước và là bảo đảm cho một đời sống đầy đủ về vật chất.
Những cuộc hôn nhân kết hợp vội vàng giữa Việt kiều và người ở Việt Nam có bền lâu hay không? Tác giả bài báo trên cho biết, một số những cuộc hôn nhân đó đã tan rã sau khi đôi vợ chồng mới được đoàn tụ và sống với nhau một thời gian ở xứ người. Nhiều người đã thất vọng vì thực tế không giống như điều họ mơ ước. Các cô vợ trẻ thì thất vọng vì đời sống không sung sướng và thoải mái như các cô tưởng. Người chồng Việt kiều cũng không ”ga-lăng” và tế nhị như ngày các cô mới gặp. Các ông chồng thì tức giận khi thấy người vợ mình cưới ở quê hương học đòi theo văn minh Tây phương quá mau.
Khi thấy đất Mỹ là vùng đất của cơ hội và tự do, các cô vợ trẻ đó đã thay đổi. Các cô không bằng lòng với vai trò người nội trợ, ở nhà lo cho chồng cho con; nhưng lại muốn đi học, đi làm, để tiến thân và muốn có đời sống giống như những người đàn bà Việt Nam đã sống ở Mỹ lâu năm. Nếu các ông chồng ngăn cản hoặc cấm đoán thì gia đình sẽ mất vui và dần dần sinh ra những bất hòa khác trầm trọng hơn.
Nếu thế thì kiếm vợ ở đâu, hay lập gia đình với người như thế nào mới có một hôn nhân hạnh phúc bền lâu? Những điều con người thường dựa vào để xây dựng gia đình là: tiền bạc, của cải vật chất, bằng cấp, danh vọng, quyền thế, sắc đẹp, tài năng, v.v... Tuy nhiên, những điều này thường hay thay đổi và chóng phai tàn. Nếu chúng ta lấy những điều đó làm yếu tố để quyết định lập gia đình với nhau, hoặc tin rằng những điều đó sẽ giúp ta có một gia đình hạnh phúc là chúng ta đang xây nhà trên cát. Khi tiền của, sắc đẹp, tài năng, giàu sang, danh vọng không còn thì hạnh phúc cũng hết. Và dù cho những điều đó có được lâu bền đi nữa, nó cũng không bảo đảm cho chúng ta một gia đình hạnh phúc.
Điều đảm bảo cho một hôn nhân hạnh phúc lâu bền là chúng ta phải xây dựng hôn nhân đó trên một nền tảng vững chắc. Nền tảng đó là niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và nguyên tắc sống đạo của Thánh Kinh. Khi cả vợ và chồng đều tin Chúa và bằng lòng trao phó cuộc đời cho Chúa làm Chủ, hai người sẽ sống với nhau trong tình yêu của Chúa và giúp nhau thực hành Lời Chúa dạy. Thánh Kinh, Lời của Chúa, là tiêu chuẩn và kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời chúng ta. Đức tin nơi Chúa là sức mạnh giúp ta sống theo những tiêu chuẩn cao đẹp đó. Khi chúng ta có đức tin nơi Chúa làm sức mạnh và Thánh Kinh làm kim chỉ nam dẫn đường, con thuyền hôn nhân của chúng ta chắc chắn sẽ được đến bến bờ hạnh phúc.
Trước khi xây nhà, người ta phải đào móng, đổ nền. Nền móng có chắc thì ngôi nhà mới bền vững. Việc xây dựng gia đình cũng tương tự như vậy. Muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc bền lâu, chúng ta phải chuẩn bị một nền tảng vững chắc. Nền tảng của một hôn nhân vững bền gồm những yếu tố sau: lòng yêu thương, tin cậy, chân thật, hy sinh, cam kết, quý trọng, tha thứ, vâng phục, chung thủy và có cùng một chí hướng. Đây là những viên đá cần thiết, làm nền móng cho mối quan hệ giữa ta với người chung quanh, nhất là trong mối quan hệ giữa ta với người phối ngẫu. Thật ra, đối với vợ và chồng, là người chúng ta sống bên cạnh mỗi ngày suốt cả cuộc đời, chúng ta cần những điều căn bản này hơn cả.
Chúng tôi muốn dùng chữ “lòng yêu thương” để phân biệt với chữ “tình yêu.” “Tình yêu” thường được dùng để mô tả tình cảm lãng mạn giữa nam nữ. “Lòng yêu thương” trái lại, nói lên mọi khía cạnh cao đẹp trong mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng.
Lòng yêu thương không ích kỷ, không vụ lợi, không có tính cách chiếm đoạt, không có điều kiện, cũng không phải là một tình cảm nhất thời. Nếu vợ chồng liên kết với nhau bằng tình thương yêu, mối liên kết đó sẽ ngày càng đậm đà, khắng khít. Không điều gì có thể chia rẽ hai người thật lòng yêu thương nhau, ngoại trừ cái chết mà thôi.
Lòng yêu thương không phải là cảm xúc của con tim
Xưa nay người ta nói rất nhiều đến tình yêu, ca tụng tình yêu trong văn chương và âm nhạc, nhưng những tình yêu đó thường chỉ là cảm xúc của con tim. Vì là cảm xúc nên tình yêu thường có điều kiện, lắm khi mù quáng, cạn cợt, tầm thường, chóng thay đổi và dễ phai tàn. Lòng thương yêu, trái lại, là quyết định của lý trí, vì thế khôn ngoan, sáng suốt và vững bền. Có người đã nói: “Tình yêu của người trong Chúa không phải chỉ là rung động của con tim, nhưng là chiến thắng của lý trí, nhờ sức của Chúa Cứu Thế.”
Để đời sống vợ chồng được hạnh phúc, trước hết, hai người phải yêu thương nhau. Nếu không biết rõ nhau và không thật lòng yêu thương nhau, không nên kết hợp với nhau trong hôn nhân. Nhiều người không thật lòng thương nhau nhưng vì người chung quanh gán ghép, vì không còn người nào khác để chọn lựa hoặc vì cha mẹ ép uổng, nên phải lấy nhau. Đây là điều thật đáng tiếc, vì một cuộc hôn nhân không có tình yêu thương chỉ gây đau khổ cho người trong cuộc. Mong rằng ngày nay không cha mẹ nào còn ép buộc con cái phải lấy người chúng không yêu thương.
Lòng yêu thương không ích kỷ
Vì lòng yêu thương là yếu tố đầu tiên và căn bản trong đời sống lứa đôi nên chúng ta cần biết rõ tình yêu của mình là loại tình yêu nào. Nếu hai người yêu nhau với một tình yêu ích kỷ, chỉ vì lợi ích riêng cho mình, tình yêu đó không thể là nền tảng cho hạnh phúc gia đình. Nếu vợ chồng yêu nhau với tình yêu có điều kiện, nghĩa là yêu vì người yêu có những điều mình thích hay làm những điều mình vừa lòng, tình yêu đó cũng không thể giúp cho gia đình được hạnh phúc lâu bền.
Nếu chàng yêu nàng vì nghĩ rằng nàng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống mình, còn nàng yêu chàng vì nghĩ rằng chàng sẽ đem lại cho mình đảm bảo trong đời sống vật chất, không sớm thì muộn cả hai đều sẽ thất vọng. Tình yêu thương trái lại, sẽ ban cho hơn là thâu nhận, và nghĩ đến phúc lợi của người yêu trước khi nghĩ đến phúc lợi của riêng mình. Người bước vào hôn nhân với tình yêu thương sẽ không nghĩ đến những gì người phối ngẫu sẽ mang lại cho mình nhưng nghĩ đến điều mình sẽ đem đến cho đời sống người phối ngẫu.
Có những bạn trẻ đến với nhau bằng tình yêu bồng bột, nhất thời; bằng tình yêu lãng mạn, vô căn cứ, hay tình yêu muốn chiếm hữu. Tình yêu đó không thể là nền tảng cho một hôn nhân hạnh phúc. Nếu chúng ta yêu nhau vì vẻ đẹp bên ngoài, vì ánh mắt, nụ cười; yêu vì những món quà đắt tiền, vì con người hào hoa phong nhã hay vì lời nói ngọt ngào v.v... Tình yêu đó sẽ phai tàn nhanh chóng, nhất là khi ta đã chinh phục được người mình yêu. Không những thế, khi nhìn thấy khuyết điểm của người yêu, hoặc khi những điều ta thích không còn nữa thì tình yêu đó cũng chấm dứt.
Có một thanh niên kia đeo đuổi một thiếu nữ nọ suốt ba năm mới chinh phục được cảm tình của cô gái. Sở dĩ chàng thanh niên đó bền chí như vậy vì thiếu nữ này rất đẹp và vì các bạn của chàng thách thức. Trong ngày cưới, mọi người đều khen hai người rất xứng đôi và chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc. Nhưng hai người chỉ hạnh phúc được khoảng ba năm, sau đó gia đình bắt đầu lục đục, vợ chồng bất đồng ý kiến với nhau và không hạnh phúc gì cả. Lý do là vì người chồng biết vợ mình đẹp nên lúc nào cũng lo có người cướp mất. Từ đó anh đâm ra nghi ngờ vợ, ghen bóng ghen gió khiến vợ anh rất là khổ tâm.
Người chồng này yêu vợ bằng tình yêu ích kỷ và tình yêu chiếm hữu, anh bắt vợ phải làm theo ý mình trong mọi sự. Anh cấm không cho vợ đi đâu một mình, không được tự ý liên lạc hay trò chuyện với ai. Ngay đối với những người bà con trong gia đình, anh cũng nghi ngờ họ có tình ý với vợ anh. Người vợ thật là khổ sở, ra ngoài thì mất tự do, ở nhà thì bị chồng đối xử cay nghiệt, bắt phải hầu hạ trong mọi sự. Người chồng này yêu vợ, nhưng tình yêu đó đã không mang lại hạnh phúc.
Để gây dựng một gia đình hạnh phúc bền lâu chúng ta phải yêu nhau bằng tình yêu thật là tình yêu không ích kỷ, không có điều kiện và không thay đổi theo hoàn cảnh, Nguyên tắc của tình yêu này nằm trong lời dạy của Chúa. Nguyên tắc đó là chúng ta phải yêu người như chính thân mình và yêu người như Chúa đã yêu ta. Chúa Cứu Thế phán: “Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình và các ngươi hãy yêu nhau cũng như ta đã yêu các ngươi”. Khi vợ chồng yêu nhau như chính thân mình và yêu nhau như Chúa đã yêu chính mình đó là tình yêu thật. Nếu tình yêu của chúng ta có những đặc điểm vừa kể và chúng ta thật sự sống với nhau với tình yêu cao đẹp đó hôn nhân của chúng ta sẽ lâu bền và hạnh phúc.
Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Bài báo nói trên cũng cho biết rằng đa số những thanh niên trở về Việt Nam lấy vợ là những người được trưởng dưỡng trong nền văn hóa Á đông. Có nhiều lý do khiến họ muốn trở về quê cha đất tổ để tìm người bạn trăm năm. Lý do đầu tiên là những người này muốn có một người vợ theo truyền thống Việt Nam, là người biết đặt hạnh phúc của chồng con lên trên hạnh phúc cá nhân. Những thanh niên này tin rằng chỉ những cô gái lớn lên trong khung cảnh Việt Nam, không chịu ảnh hưởng văn hóa Tây phương mới có đặc điểm đó. Một lý do khác khiến đàn ông Việt Nam về nước tìm vợ là vì họ tin rằng chỉ những thiếu nữ được nuôi dưỡng tại Việt Nam mới chung thủy và xem trọng giá trị hôn nhân. Những cô gái đó cũng sẽ không chê cười việc họ trở về quê hương kiếm vợ.
Thật ra, đây không phải là điều mới lạ vì từ trước đến nay, những nhóm người di cư khác tại Hoa Kỳ cũng thường trở về quê hương tìm vợ. Những cuộc hôn nhân như thế hầu như đem lại lợi lộc cho cả đôi bên. Riêng đối với các thanh niên Việt Nam, cưới một người vợ thuần túy Việt Nam có nghĩa là bảo đảm cho một hạnh phúc lâu bền. Họ nghĩ rằng những thiếu nữ sinh trưởng ở quê nhà không bị ảnh hưởng của nếp sống phóng túng Tây phương hay cá nhân chủ nghĩa. Hơn thế nữa, họ tin rằng những người vợ đó sẽ sẵn sàng ở dưới quyền chồng và thuận phục chồng. Trong khi đó, đối với các thiếu nữ ở Việt nam, lập gia đình với Việt kiều là một cái vé để ra khỏi nước và là bảo đảm cho một đời sống đầy đủ về vật chất.
Những cuộc hôn nhân kết hợp vội vàng giữa Việt kiều và người ở Việt Nam có bền lâu hay không? Tác giả bài báo trên cho biết, một số những cuộc hôn nhân đó đã tan rã sau khi đôi vợ chồng mới được đoàn tụ và sống với nhau một thời gian ở xứ người. Nhiều người đã thất vọng vì thực tế không giống như điều họ mơ ước. Các cô vợ trẻ thì thất vọng vì đời sống không sung sướng và thoải mái như các cô tưởng. Người chồng Việt kiều cũng không ”ga-lăng” và tế nhị như ngày các cô mới gặp. Các ông chồng thì tức giận khi thấy người vợ mình cưới ở quê hương học đòi theo văn minh Tây phương quá mau.
Khi thấy đất Mỹ là vùng đất của cơ hội và tự do, các cô vợ trẻ đó đã thay đổi. Các cô không bằng lòng với vai trò người nội trợ, ở nhà lo cho chồng cho con; nhưng lại muốn đi học, đi làm, để tiến thân và muốn có đời sống giống như những người đàn bà Việt Nam đã sống ở Mỹ lâu năm. Nếu các ông chồng ngăn cản hoặc cấm đoán thì gia đình sẽ mất vui và dần dần sinh ra những bất hòa khác trầm trọng hơn.
Nếu thế thì kiếm vợ ở đâu, hay lập gia đình với người như thế nào mới có một hôn nhân hạnh phúc bền lâu? Những điều con người thường dựa vào để xây dựng gia đình là: tiền bạc, của cải vật chất, bằng cấp, danh vọng, quyền thế, sắc đẹp, tài năng, v.v... Tuy nhiên, những điều này thường hay thay đổi và chóng phai tàn. Nếu chúng ta lấy những điều đó làm yếu tố để quyết định lập gia đình với nhau, hoặc tin rằng những điều đó sẽ giúp ta có một gia đình hạnh phúc là chúng ta đang xây nhà trên cát. Khi tiền của, sắc đẹp, tài năng, giàu sang, danh vọng không còn thì hạnh phúc cũng hết. Và dù cho những điều đó có được lâu bền đi nữa, nó cũng không bảo đảm cho chúng ta một gia đình hạnh phúc.
Điều đảm bảo cho một hôn nhân hạnh phúc lâu bền là chúng ta phải xây dựng hôn nhân đó trên một nền tảng vững chắc. Nền tảng đó là niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và nguyên tắc sống đạo của Thánh Kinh. Khi cả vợ và chồng đều tin Chúa và bằng lòng trao phó cuộc đời cho Chúa làm Chủ, hai người sẽ sống với nhau trong tình yêu của Chúa và giúp nhau thực hành Lời Chúa dạy. Thánh Kinh, Lời của Chúa, là tiêu chuẩn và kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời chúng ta. Đức tin nơi Chúa là sức mạnh giúp ta sống theo những tiêu chuẩn cao đẹp đó. Khi chúng ta có đức tin nơi Chúa làm sức mạnh và Thánh Kinh làm kim chỉ nam dẫn đường, con thuyền hôn nhân của chúng ta chắc chắn sẽ được đến bến bờ hạnh phúc.
Trước khi xây nhà, người ta phải đào móng, đổ nền. Nền móng có chắc thì ngôi nhà mới bền vững. Việc xây dựng gia đình cũng tương tự như vậy. Muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc bền lâu, chúng ta phải chuẩn bị một nền tảng vững chắc. Nền tảng của một hôn nhân vững bền gồm những yếu tố sau: lòng yêu thương, tin cậy, chân thật, hy sinh, cam kết, quý trọng, tha thứ, vâng phục, chung thủy và có cùng một chí hướng. Đây là những viên đá cần thiết, làm nền móng cho mối quan hệ giữa ta với người chung quanh, nhất là trong mối quan hệ giữa ta với người phối ngẫu. Thật ra, đối với vợ và chồng, là người chúng ta sống bên cạnh mỗi ngày suốt cả cuộc đời, chúng ta cần những điều căn bản này hơn cả.
Chúng tôi muốn dùng chữ “lòng yêu thương” để phân biệt với chữ “tình yêu.” “Tình yêu” thường được dùng để mô tả tình cảm lãng mạn giữa nam nữ. “Lòng yêu thương” trái lại, nói lên mọi khía cạnh cao đẹp trong mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng.
Lòng yêu thương không ích kỷ, không vụ lợi, không có tính cách chiếm đoạt, không có điều kiện, cũng không phải là một tình cảm nhất thời. Nếu vợ chồng liên kết với nhau bằng tình thương yêu, mối liên kết đó sẽ ngày càng đậm đà, khắng khít. Không điều gì có thể chia rẽ hai người thật lòng yêu thương nhau, ngoại trừ cái chết mà thôi.
Lòng yêu thương không phải là cảm xúc của con tim
Xưa nay người ta nói rất nhiều đến tình yêu, ca tụng tình yêu trong văn chương và âm nhạc, nhưng những tình yêu đó thường chỉ là cảm xúc của con tim. Vì là cảm xúc nên tình yêu thường có điều kiện, lắm khi mù quáng, cạn cợt, tầm thường, chóng thay đổi và dễ phai tàn. Lòng thương yêu, trái lại, là quyết định của lý trí, vì thế khôn ngoan, sáng suốt và vững bền. Có người đã nói: “Tình yêu của người trong Chúa không phải chỉ là rung động của con tim, nhưng là chiến thắng của lý trí, nhờ sức của Chúa Cứu Thế.”
Để đời sống vợ chồng được hạnh phúc, trước hết, hai người phải yêu thương nhau. Nếu không biết rõ nhau và không thật lòng yêu thương nhau, không nên kết hợp với nhau trong hôn nhân. Nhiều người không thật lòng thương nhau nhưng vì người chung quanh gán ghép, vì không còn người nào khác để chọn lựa hoặc vì cha mẹ ép uổng, nên phải lấy nhau. Đây là điều thật đáng tiếc, vì một cuộc hôn nhân không có tình yêu thương chỉ gây đau khổ cho người trong cuộc. Mong rằng ngày nay không cha mẹ nào còn ép buộc con cái phải lấy người chúng không yêu thương.
Lòng yêu thương không ích kỷ
Vì lòng yêu thương là yếu tố đầu tiên và căn bản trong đời sống lứa đôi nên chúng ta cần biết rõ tình yêu của mình là loại tình yêu nào. Nếu hai người yêu nhau với một tình yêu ích kỷ, chỉ vì lợi ích riêng cho mình, tình yêu đó không thể là nền tảng cho hạnh phúc gia đình. Nếu vợ chồng yêu nhau với tình yêu có điều kiện, nghĩa là yêu vì người yêu có những điều mình thích hay làm những điều mình vừa lòng, tình yêu đó cũng không thể giúp cho gia đình được hạnh phúc lâu bền.
Nếu chàng yêu nàng vì nghĩ rằng nàng sẽ đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống mình, còn nàng yêu chàng vì nghĩ rằng chàng sẽ đem lại cho mình đảm bảo trong đời sống vật chất, không sớm thì muộn cả hai đều sẽ thất vọng. Tình yêu thương trái lại, sẽ ban cho hơn là thâu nhận, và nghĩ đến phúc lợi của người yêu trước khi nghĩ đến phúc lợi của riêng mình. Người bước vào hôn nhân với tình yêu thương sẽ không nghĩ đến những gì người phối ngẫu sẽ mang lại cho mình nhưng nghĩ đến điều mình sẽ đem đến cho đời sống người phối ngẫu.
Có những bạn trẻ đến với nhau bằng tình yêu bồng bột, nhất thời; bằng tình yêu lãng mạn, vô căn cứ, hay tình yêu muốn chiếm hữu. Tình yêu đó không thể là nền tảng cho một hôn nhân hạnh phúc. Nếu chúng ta yêu nhau vì vẻ đẹp bên ngoài, vì ánh mắt, nụ cười; yêu vì những món quà đắt tiền, vì con người hào hoa phong nhã hay vì lời nói ngọt ngào v.v... Tình yêu đó sẽ phai tàn nhanh chóng, nhất là khi ta đã chinh phục được người mình yêu. Không những thế, khi nhìn thấy khuyết điểm của người yêu, hoặc khi những điều ta thích không còn nữa thì tình yêu đó cũng chấm dứt.
Có một thanh niên kia đeo đuổi một thiếu nữ nọ suốt ba năm mới chinh phục được cảm tình của cô gái. Sở dĩ chàng thanh niên đó bền chí như vậy vì thiếu nữ này rất đẹp và vì các bạn của chàng thách thức. Trong ngày cưới, mọi người đều khen hai người rất xứng đôi và chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc. Nhưng hai người chỉ hạnh phúc được khoảng ba năm, sau đó gia đình bắt đầu lục đục, vợ chồng bất đồng ý kiến với nhau và không hạnh phúc gì cả. Lý do là vì người chồng biết vợ mình đẹp nên lúc nào cũng lo có người cướp mất. Từ đó anh đâm ra nghi ngờ vợ, ghen bóng ghen gió khiến vợ anh rất là khổ tâm.
Người chồng này yêu vợ bằng tình yêu ích kỷ và tình yêu chiếm hữu, anh bắt vợ phải làm theo ý mình trong mọi sự. Anh cấm không cho vợ đi đâu một mình, không được tự ý liên lạc hay trò chuyện với ai. Ngay đối với những người bà con trong gia đình, anh cũng nghi ngờ họ có tình ý với vợ anh. Người vợ thật là khổ sở, ra ngoài thì mất tự do, ở nhà thì bị chồng đối xử cay nghiệt, bắt phải hầu hạ trong mọi sự. Người chồng này yêu vợ, nhưng tình yêu đó đã không mang lại hạnh phúc.
Để gây dựng một gia đình hạnh phúc bền lâu chúng ta phải yêu nhau bằng tình yêu thật là tình yêu không ích kỷ, không có điều kiện và không thay đổi theo hoàn cảnh, Nguyên tắc của tình yêu này nằm trong lời dạy của Chúa. Nguyên tắc đó là chúng ta phải yêu người như chính thân mình và yêu người như Chúa đã yêu ta. Chúa Cứu Thế phán: “Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình và các ngươi hãy yêu nhau cũng như ta đã yêu các ngươi”. Khi vợ chồng yêu nhau như chính thân mình và yêu nhau như Chúa đã yêu chính mình đó là tình yêu thật. Nếu tình yêu của chúng ta có những đặc điểm vừa kể và chúng ta thật sự sống với nhau với tình yêu cao đẹp đó hôn nhân của chúng ta sẽ lâu bền và hạnh phúc.
Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Subscribe to:
Posts (Atom)