Sunday, May 31, 2020

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA NHẬT 31/05/2020



Lễ Thờ phượng trực tuyến Hội thánh Lời Chúa
vào lúc 10:30 am sáng Chúa nhật 31/05/2020

Với Đề tài: LỜI HỨA ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
Kinh thánh: Công vụ 1:4,5,8; 2:1-11
Câu gốc: Vậy sau khi đã được tôn cao ở bên phải Đức Chúa Trời và đã nhận lãnh lời hứa về Đức Thánh Linh từ nơi Cha, Ngài đổ Đức Thánh Linh ra như anh em đang thấy và nghe. ( Công 2:33 )

Chương trình Thờ phượng còn có thể xem trên
Facebook: https://www.facebook.com/HTLoiChua/
(Xin anh chị em nhớ bấm Like)

Youtube: www.youtube.com/c/htloichuatx
Xin anh chị em nhớ bấm vào nút SUBCRIBE để đăng ký kênh của Hội thánh, và bấm vào hình chuông để nhận được thông báo.

Friday, May 29, 2020

Nhà Khoa học Vô thần tìm ra Chân lý

BM

Tôi sinh ra và lớn lên trong lòng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa vô thần. Suốt mười năm học trường phổ thông, tôi luôn luôn được dạy rằng vũ trụ này tự nhiên mà có, không có ông trời nào hết.

Để chứng tỏ quan điểm đó là đúng, người vô thần nêu câu hỏi: Nếu có Ông Trời vĩ đại đến mức sinh ra được cả vũ trụ thì Bố của Ông Trời là ai? Ông của Ông Trời là ai? Như thế, chuỗi logic hình thức này không bao giờ kết thúc. Ý thức vô thần cứ thấm vào tôi mỗi ngày càng sâu hơn.

Rồi tôi vào học ngành vật lý của Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quan điểm vật chất có trước, vật chất đẻ ra ý thức, vật chật quyết định ý thức. Chỉ những gì con người cảm nhận được trực tiếp hoặc gián điếp, thông qua các phương tiện máy móc, thì mới tồn tại (hay hiện hữu). Như thế, chủ nghĩa duy vật đương nhiên chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Bấy giờ tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng. Ai tin Thượng Đế tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan cả.

BM

Sau khi ra trường, tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lý, vừa thông qua môn học này để giáo dục tư tưởng duy vật cho sinh viên. Vì thực tâm tin ở sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, nên tôi giảng dạy rất say sưa, không thấy gì gò bó cả. Mười ba năm dạy học là mười ba năm góp phần tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần chống Chúa trong đội ngũ trí thức Việt Nam.

Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, thì chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đã vô tình gây nên tội.

Năm 1975, sau một kỳ thi rất căng thẳng giữa các cán bộ giảng dạy đại học, tôi đã đỗ và được đi làm nghiên cứu sinh ở Hungary. Có chút bằng cấp nước ngoài rồi, tôi không dạy học nữa mà xin về làm ở Viện Vật lý thuộc Viện Khoa Học Việt Nam. Mặc dầu không phải là đảng viên nhưng do có chuyên môn tốt nên tôi được cử làm trưởng phòng của Phòng Nghiên cứu Vật lý hạt nhân và có 6 phó tiến sĩ dưới quyền. Chúng tôi đã từng ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency), nghiên cứu về các hạt nơ-tron phát xã từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân nhẹ dơ-tê-ri, đóng góp cho công trình xử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, đặt cơ sở cho những nhà máy điện nguyên tử sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân, mạnh gấp hàng ngàn lần nhà máy điện nguyên tử ngày nay.

Tôi đã đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công trình nghiên cứu này.

Chỗ làm việc của tôi thật lý tưởng. Đại đa số cán bộ là con ông cháu cha, chỉ một vài người con thường dân như tôi được lọt lưới vào đây. Bây giờ, khi đã tin Chúa tôi thấy kế hoạch của Ngài đào tạo tôi thật quá kỳ diệu. Không có bàn tay chăm sóc của Ngài thì một thường dân như tôi sao có thể "vớ bở" như thế được. Cảm ơn Chúa thật nhiều!

Vì nhiều lý do, năm 1989, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đã xin tỵ nạn ở Đức.

Một hôm ở trại tỵ nạn Heilbronn, tôi gặp nhà truyền đạo người Hà Lan, Henk Wolthaus. Ông đến trại để phát sách Cơ-đốc cho mọi người. Sau khi nói chuyện với ông một lát, tôi xin ông một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Anh (vì ông không có Kinh thánh tiếng Việt), và một vài cuốn sách nhỏ khác. Tối hôm đó, tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin xem sao.

BM

Ngay từ dòng đầu của Kinh thánh, tôi đã thấy vô lý: "Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." Lương tri tôi bật lò xo. Đó là phản ứng tự nhiên của một người đã sống gần năm mươi năm với chủ nghĩa vô thần. Nhưng rồi tôi nhớ lại, chính Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ "cái hích đầu tiên của Thượng Đế," mà ngày trước tôi đã từng phân tích cho sinh viên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tự nhiên tôi nghĩ rằng Newton, người khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh vĩ đại nhất của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư? Và tôi tự trả lời: không thể được, chắc là mình dốt, không hiểu được ông ta, có lẽ Thượng đế có thật.

Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Thượng đế sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày. Tất cả như một truyện thần thoại dành cho trẻ con. Khi đọc đến Tân Ước, tôi lại càng thấy nhiều điều không thể chấp nhận được. Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng, người cùi được sách, người què được lành, người chết đã có mùi được sống lại chỉ nhờ những lời phán? Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt bão tố vô tri phải dừng?

Những phép lạ đầy dẫy trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen suy nghĩ theo logic khoa học của tôi không sao hiểu nỗi. Đúng lúc ấy, trong đầu tôi nảy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi biết là chính Chúa đã đến và gỡ mối cho tôi. Câu hỏi đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh thánh? Họ cuồng tín, hay chính mình ngu dốt? Từ những cuốn sách mỏng xin của Henk, tôi đã đọc thấy những câu bất hủ sau đây:

BM

Charles Dickens viết: "Kinh thánh Tân Ước chính là cuốn sách tốt nhất đã từng hoặc sẽ được biết đến trên thế giới."

BM

Ngài Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy lòng khâm phục đã kết luận: "Trong Kinh thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn trong bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó."

BM

Victor Hugo viết: "Nước Anh có hai cuốn sách, Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên nước Anh."

BM

Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ này, đã phát biểu: "Khoa học không có tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt."

Lúc bấy giờ tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là người học khoa học nên đã dùng tiếng nói của chính các nhà khoa học thật lớn để mở mắt cho tôi. Tôi lại nhớ đến một câu chuyện về Newton. Sau khi ông khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đã hỏi ông làm cách nào ông lại có thể tìm ra định luật vĩ đại này, Newton vừa cười vừa trả lời:

"Đó là nhờ tôi đứng trên vai những người khổng lồ."

Chúa như đang nhắc nhở tôi: "Hãy đứng trên vai những người khổng lồ này thì con sẽ nhận ra Chân Lý của Ta." Quả nhiên tôi đã bị Ngài bắt phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được nhồi sọ công phu trong bao nhiên năm nay bị đánh bật ra khỏi đầu tôi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đơn giản: không có Thượng Đế vì không ai chứng minh được sự hiện hữu của Ngài. Nhưng bây giờ tôi lại biết đặt câu hỏi mới: "Ai đã chứng minh được Thượng Đế không hiện hữu?" Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người; mà cảm giác thì không phải là một cách chứng minh khoa học. Người đứng ở trái đất nói rằng mặt trăng quay quanh trái đất; nhưng quan sát viên đứng ở mặt trăng sẽ bảo trái đất quay quanh mặt trăng. Ai đúng? Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu mà không thể nhận biết được bằng cảm giác, chẳng hạn như trí khôn con người. Không có và không thể có một máy nào đo được trí khôn. Vì vậy, có Thượng Đế hay không có Thượng Đế là vấn đề của Đức Tin, nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác.

Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại.

Dần dần tôi cũng tin Kinh thánh là Lời của Thượng Đế phán dạy cho loài người, vì dù đã được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa điểm khác nhau, trải ra 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu đến cuối đều nói về kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế đối với nhân loại.

Một trong những khái niệm khó nhất là khái niệm Đức Chúa Trời ba ngôi một thể. Cảm tạ Chúa đã đào tạo tôi thành một người nghiên cứu vật lý, nên điều này đối với tôi lại rất dễ chấp nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng thái là rắn. lỏng và hơi. Ba trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là nước. Có thể nói ba là một, một nhưng là ba. Điều thật khó hiểu đã trở thành quá rõ ràng, mặc dù đây chỉ là một sự so sánh rất khấp khiểng, một sự minh họa rất đại khái mà thôi.

BM

Khi đã có những niềm tin cơ bản ấy, thì mọi thắc mắc về các phép lạ đều được giải đáp dễ dàng. Đức Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời hiện thân làm người như chúng ta, nhưng đồng thời Ngài chính là Thượng Đế, là Đấng Sáng Tạo. Chính Chúa Giê-xu đã tạo dựng nên vũ trụ này, một phép lạ vĩ đại, thì những phép lạ khác trong Tân Ước, như đi bộ trên mặt nước, gọi người chết sống lại, đối với Ngài có gì là khó thực hiện.

Những lời dạy của Chúa Giê-xu đã gây cho tôi nhiều xúc động, vì thấy tình yêu thương của Ngài thật vô bờ bến. Ngài cũng phán: "Ta là Đường Đi, và Nguồn Sống. Nếu không nhờ Ta, không ai được đến với Cha." Ngài không tìm đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta, mà chính Ngài là con đường dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Ngài không nói tới một chân lý nào khác, vì chính Ngài là chân lý tuyệt duy nhất. Và cũng chính Ngài là nguồn sống, vì tổ phụ A-đam của chúng ta đã nhờ sinh khí của Ngài mà trở thành một loài sinh linh.

Người Việt Nam cũng tin có Ông Trời. Ca dao Việt Nam có bài:

Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.

Con người tưởng rằng có thể trực tiếp đến với Trời, đến với Cha Thiên Thượng. Chúa Giê-su cho biết: tội lỗi đã tạo ra một hố ngăn cách giữa nhân loại với Thượng Đế, và bây giờ chính Ngài là chiếc cầu duy nhất bắc qua hố thẳm ấy. Ai không tin nhận Ngài thì không thể đến cùng Thượng Đế được. Lời dạy bao trùm nhiều ý nghĩa sâu sắc đó đã cảm động lòng tôi rất nhiều.

BM

Được Đức Thánh Linh truyền cảm hứng, tôi đã phổ nhạc bài thánh ca: "Xin Cha Sống Mãi Trong Con." Tôi cũng lấy câu này để đọc trong ngày tôi được làm thánh lễ báp-tem. Cảm ơn Chúa thật nhiều!

Tiến sĩ Phan Như Ngọc, Stuttgart, Germany
Nguồn: baomai.blogspot.com

Sunday, May 24, 2020

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA NHẬT 24/05/2020


Lễ Thờ phượng trực tuyến Hội thánh Lời Chúa
vào lúc 10:30 am sáng Chúa nhật 24/05/2020

Đề tài: MƯỜI NGÀY ĐỢI MONG
Kinh thánh: Công vụ 1:1-14
Câu gốc: Đức Chúa Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi các ông, cũng sẽ trở lại như cách các ông đã thấy Ngài lên trời vậy. (Công vụ 1:11b)

Chương trình Thờ phượng còn có thể xem trên
(Xin anh chị em nhớ bấm Like)

Xin anh chị em nhớ bấm vào nút SUBCRIBE để đăng ký kênh của Hội thánh, và bấm vào hình chuông để nhận được thông báo.

Sunday, May 17, 2020

Bài giảng CN 17/5/2020 - Chú tâm Những Điều Không Thấy Được


Bài giảng Sáng Chúa nhật 17/5/2020
Chú tâm Những Điều Không Thấy Được
2 Các Vua 6:8-23; 2 Cô.4:18a
Diễn giả: MS Lê Phước Thuận

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA NHẬT 17/05/2020


Lễ Thờ phượng trực tuyến Hội thánh Lời Chúa
vào lúc 10:30 am sáng Chúa nhật 17/05/2020

Đề tài: Chú Tâm Những Điều Không Thấy Được
Kinh thánh: 2 Các Vua 6:8-23
Câu gốc: chúng ta không chú tâm đến những điều thấy được, nhưng chú tâm đến những điều không thấy được. Vì những điều thấy được chỉ là tạm thời, còn những điều không thấy được là vĩnh cửu. (2 Cô.4:18)

Chương trình Thờ phượng còn có thể xem trên
Facebook: https://www.facebook.com/HTLoiChua/  
(Xin anh chị em nhớ bấm Like)

Youtube: www.youtube.com/c/htloichuatx
Xin anh chị em nhớ bấm vào nút SUBCRIBE để đăng ký kênh của Hội thánh, và bấm vào hình chuông để nhận được thông báo.

Sunday, May 10, 2020

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA NHẬT 10/05/2020



Lễ Thờ phượng trực tuyến Hội thánh Lời Chúa
vào lúc 10:30 am sáng Chúa nhật 10/05/2020

Đề tài: VẼ ĐẸP NGƯỜI NỮ CƠ ĐỐC
Kinh thánh: 1 Phi.3:1-7
Câu gốc: Duyên là giả dối, sắc lại hư không, Nhưng người nữ nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi. (Châm.31:30)

Chương trình Thờ phượng còn có thể xem trên
Facebook: https://www.facebook.com/HTLoiChua/  
(Xin anh chị em nhớ bấm Like)

Youtube: www.youtube.com/c/htloichuatx
Xin anh chị em nhớ bấm vào nút SUBCRIBE để đăng ký kênh của Hội thánh, và bấm vào hình chuông để nhận được thông báo.


Xin các con cái Chúa tiếp tay bằng cách gởi link cho các con cái Chúa khác, share trên facebook, và nhắc nhau khi đến giờ thờ phượng.

Thursday, May 7, 2020

CÔNG BỐ NGÀY CẦU NGUYỆN QUỐC GIA


Vào Ngày Cầu nguyện Quốc gia năm nay, người Mỹ tái khẳng định rằng cầu nguyện hướng dẫn và củng cố quốc gia của chúng ta, và chúng ta bày tỏ, với sự khiêm nhường và lòng biết ơn, sự nương dựa vững chắc của chúng ta vào sự bảo vệ của Đấng Thiêng liêng Cao cả. Là một quốc gia dưới quyền tễ trị của Chúa, chúng ta chia sẻ một di sản đức tin đã duy trì và cảm thúc chúng ta và một di sản của tự do tôn giáo. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham gia và nâng tâm hồn lên, ghi nhớ những lời của 1 Giăng 5:14 cho chúng ta biết khi chúng ta cầu xin bất cứ điều gì theo ý muốn của Ngài, Ngài nghe chúng ta.

Từ những ngày đầu tiên lập quốc, sự phụ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa đã khiến chúng ta tìm kiếm lời khuyên thiêng liêng và sự khôn ngoan của Ngài. Các nhà lãnh đạo của chúng ta thường khuyến khích công dân tìm kiếm sự khôn ngoan từ Thiên Chúa và đã nhận ra sức mạnh của Thiên Chúa để dẫn dắt Quốc gia chúng ta tiến tới những ngày tươi sáng hơn. Khi triển vọng giành độc lập của chúng ta có vẻ ảm đạm, Tướng George Washington tuyên bố một ngày toàn quốc kiêng ăn, hạ mình và cầu nguyện, khiêm nhường để cầu xin lòng thương xót của Đức Chúa Trời toàn năng. Sau sự tàn phá khủng khiếp của Nội chiến, Tổng thống Lincoln đã đọc diễn văn nhậm chức lần thứ hai của mình và viện dẫn sức mạnh của lời cầu nguyện để hàn gắn các vết thương của quốc gia. Và hơn 100 năm sau, Tổng thống Reagan ghi nhận sự phụ thuộc lâu dài của chúng ta vào việc cầu nguyện trong suốt chiều dài lịch sử, ông viết rằng qua các cơn bão của cách mạng, của Nội chiến, và các cuộc chiến tranh thế giới lớn cũng như trong thời kỳ vỡ mộng và xáo trộn, Quốc gia đã hướng đến Chúa để cầu nguyện cho sự giải thoát.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, truyền thống cầu nguyện của chúng ta vẫn tiếp tục khi Quốc gia của chúng ta chống lại coronavirus. Trong những tuần và tháng qua, chúng ta đã cúi đầu cầu nguyện ở khắp nơi bên ngoài những ngôi nhà thờ thường lệ của chúng ta, thở than trong sự cô độc thầm lặng để Chúa làm mới lại tâm linh của chúng ta và đưa chúng ta vượt qua những khó khăn không thể lường trước và dường như không thể chịu đựng nổi. Mặc dù chúng ta không thể tập hợp với nhau trong mối tương giao với các gia đình thuộc linh trong nhà thờ, chúng ta vẫn kết nối với nhau bằng lời cầu nguyện và sự trấn an rằng Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta đi qua nhiều thung lũng của cuộc sống. Trong thời gian thử thách chưa từng có này, chúng ta được nhắc nhở rằng cũng giống như những người đi trước đã quay về với Chúa trong những giờ phút đen tối nhất của họ, thì chúng ta cũng phải tìm kiếm sự khôn ngoan, sức mạnh và bàn tay chữa lành của Ngài. Chúng ta cầu nguyện Chúa an ủi những người đã mất người thân, chữa lành những người đang bị bệnh, thêm sức cho những người ở tuyến đầu và trấn an tất cả người Mỹ rằng nhờ tin tưởng vào Ngài, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại.

Mong chúng ta không bao giờ quên rằng cầu nguyện hướng dẫn và thêm năng lực cho Quốc gia của chúng ta và rằng tất cả mọi thứ đều có thể với Thiên Chúa. Trong thời kỳ thịnh vượng, xung đột, hòa bình và chiến tranh, người Mỹ dựa vào tình yêu, ân sủng và sự hiểu biết vô hạn của Ngài. Hôm nay, trong Ngày Cầu nguyện Quốc gia này, chúng ta hãy đến với nhau và cầu nguyện với Đấng toàn năng rằng thông qua việc vượt qua đại dịch coronavirus này, chúng ta càng tăng thêm niềm tin vào sự quan phòng thiêng liêng của Ngài.

Năm 1988, Quốc hội, thông qua Luật 100-307, đã được sửa đổi, kêu gọi Tổng thống ban hành mỗi năm một tuyên bố chỉ định ngày thứ Năm đầu tiên của tháng Năm là Ngày Cầu nguyện Quốc gia, là ngày mà người dân Hoa Kỳ có thể hướng đến Chúa trong lời cầu nguyện và suy niệm tại các nhà thờ, theo nhóm và với tư cách cá nhân.

THẾ, NGAY BÂY GIỜ, TÔI, DONALD J. TRUMP, Tổng thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tuyên bố ngày 7 tháng 5 năm 2020, là Ngày Cầu nguyện Quốc gia. Tôi khuyến khích tất cả người Mỹ tuân giữ ngày này, phản ánh các phước lành mà Quốc gia chúng ta đã nhận được và tầm quan trọng của việc cầu nguyện, với các chương trình, nghi lễ và hoạt động thích hợp trong nhà thờ, cộng đồng và nơi làm việc, trường học và nhà ở phù hợp với Hướng dẫn của Nhà Trắng để mở cửa nước Mỹ trở lại”

Đã ngày sáu tháng năm, vào năm của Chúa hai ngàn hai mươi, và năm Độc lập của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ lần thứ hai trăm bốn mươi tư.
DONALD J. TRUMP


Proclamation on National Day of Prayer, 2020

Issued on: May 6, 2020

On this National Day of Prayer, Americans reaffirm that prayer guides and strengthens our Nation, and we express, with humility and gratitude, our “firm reliance on the protection of divine Providence.”  As one Nation under God, we share a legacy of faith that sustains and inspires us and a heritage of religious liberty.  Today, we join together and lift up our hearts, remembering the words of 1 John 5:14 that tell us when “we ask anything according to His will, He hears us.”

From our earliest days, our dependence upon God has brought us to seek His divine counsel and unfailing wisdom.  Our leaders have often encouraged their fellow citizens to seek wisdom from God and have recognized God’s power to lead our Nation ahead to brighter days.  When the prospects for our independence seemed bleak, General George Washington proclaimed a national day of “fasting, humiliation and prayer, humbly to supplicate the mercy of Almighty God.”  Following the devastating destruction of the Civil War, President Lincoln delivered his second inaugural address and invoked the power of prayer to “bind up the nation’s wounds.”  And more than 100 years later, President Reagan noted our long reliance on prayer throughout our history, writing that “through the storms of revolution, Civil War, and the great world wars as well as during times of disillusionment and disarray, the Nation has turned to God in prayer for deliverance.”

Today, as much as ever, our prayerful tradition continues as our Nation combats the coronavirus.  During the past weeks and months, our heads have bowed at places outside of our typical houses of worship, whispering in silent solitude for God to renew our spirit and carry us through unforeseen and seemingly unbearable hardships.  Even though we have been unable to gather together in fellowship with our church families, we are still connected through prayer and the calming reassurance that God will lead us through life’s many valleys.  In the midst of these trying and unprecedented times, we are reminded that just as those before us turned to God in their darkest hours, so must we seek His wisdom, strength, and healing hand.  We pray that He comforts those who have lost loved ones, heals those who are sick, strengthens those on the front lines, and reassures all Americans that through trust in Him, we can overcome all obstacles.

May we never forget that prayer guides and empowers our Nation and that all things are possible with God.  In times of prosperity, strife, peace, and war, Americans lean on His infinite love, grace, and understanding.  Today, on this National Day of Prayer, let us come together and pray to the Almighty that through overcoming this coronavirus pandemic, we develop even greater faith in His divine providence.

In 1988, the Congress, by Public Law 100-307, as amended, called on the President to issue each year a proclamation designating the first Thursday in May as a National Day of Prayer, “on which the people of the United States may turn to God in prayer and meditation at churches, in groups, and as individuals.”

NOW, THEREFORE, I, DONALD J. TRUMP, President of the United States of America, do hereby proclaim May 7, 2020, as a National Day of Prayer.  I encourage all Americans to observe this day, reflecting on the blessings our Nation has received and the importance of prayer, with appropriate programs, ceremonies, and activities in their houses of worship, communities, and places of work, schools, and homes consistent with the White House’s “Guidelines for Opening up America Again.”

IN WITNESS WHEREOF, I have hereunto set my hand this sixth day of May, in the year of our Lord two thousand twenty, and of the Independence of the United States of America the two hundred and forty-fourth.

DONALD J. TRUMP

Sunday, May 3, 2020

CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG CHÚA NHẬT 03/05/2020

Lễ Thờ phượng trực tuyến Hội thánh Lời Chúa
vào lúc 10:30 am sáng Chúa nhật 03/05/2020

Với đề tài: TRUNG TÍN CHO ĐẾN CÙNG
Câu gốc: “Hãy trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho con mão triều thiên của sự sống" (Khải huyền 3:10b) (BTTHD)



Chương trình Thờ phượng còn có thể xem trên
(Xin anh chị em nhớ bấm Like)

Xin anh chị em nhớ bấm vào nút SUBCRIBE để đăng ký kênh của Hội thánh, và bấm vào hình chuông để nhận được thông báo.

Xin các con cái Chúa tiếp tay bằng cách gởi link cho các con cái Chúa khác, share trên facebook, và nhắc nhau khi đến giờ thờ phượng.