Hội thánh Tin lành Lời Chúa Houston
Sunday, November 12, 2023
Sunday, July 23, 2023
Tấm Lòng Người Thờ phượng (P2)
Chủ Đề: Tấm Lòng Người Thờ Phượng
Phần 2: Bài Học
Diễn giả: MS Duy Trần
- Sự thờ phượng không chỉ là âm nhạc mà thôi. Âm nhạc chỉ là công cụ của sự thờ phượng, phương tiện của sự thờ phượng. Sự thờ phượng là sự tương giao giữa người thờ phượng với Chúa.
- Sự Thờ phượng liên kết giữa sự cảm tạ và sự ngợi khen
Người thờ phượng có lòng biết ơn Chúa. Ngay cả trong nghịch cảnh.
- Sự Thờ phượng là một mối thông công / mối quan hệ yêu thương.
Người thờ phượng có thì giờ ở riêng với Chúa, thông công với Chúa trong giờ tĩnh nguyện riêng.
Người có lòng vui mừng trong mối liên hệ với Chúa sẽ thể hiện trong bài hát thờ phượng, trong lời hát, trong sắc mặt.
Một người có điều gì đó trục trặc trong mối liên hệ với Chúa và với người khác, cần phải giải quyết điều nầy trước khi bước vào sự thờ phượng.
- người hướng dẫn thờ phượng là người vâng lời Đức Chúa Trời cách tuyệt đối, kính sợ Chúa, đầu phục Chúa.
- Ngày Chúa nhật Ban thờ phượng có mặt sớm, để hiệp nguyện và học Lời Chúa, trang bị cho tâm linh của mình.
- người hướng dẫn thờ phượng là người trưởng thành thuộc linh
- người hướng dẫn thờ phượng là người phục vụ.
- Sự thờ phượng là một sự tương giao giữa Đức Chúa Trời và con người. Một cuộc đối thoại nên tiếp tục thường xuyên trong đời sống.
- sự thờ phượng là một Của lễ dâng lên cho Đức Chúa Trời. nó bao gồm của lễ dâng chính đời sống mình cho Chúa suốt cuộc đời chúng ta. (Rô.12:1)
- Chúa biết tấm lòng của người thờ phượng
- Sự thờ phượng là kết quả của mối thông công trong tình yếu giữa Đấng Tạo hóa và con người.
- Sự thờ phượng là điểm cao nhất mà con người có thể hướng đến trong sự đáp ứng lại tình yêu của Chúa.
- Sự thờ phượng là mục đích đầu tiên và chủ yếu của sự kêu gọi đời đời.
- Sự thờ phượng là lời ca tụng bày tỏ sự biết ơn đối với tình yêu thương, và sự hy sinh cứu chuộc của Chúa Giê xu Christ trên đời sống chúng ta.
- chúng ta đến với Chúa, thờ phượng Chúa không phải bằng kỷ năng, kỷ thuật; nhưng bằng đời sống và tấm lòng hiến dâng cho Chúa.
Phần trả lời:
- Ban thờ phượng cần có một guideline. Những người kết ước vào ban Thờ phượng phải đáp ứng những điều kiện trong đó.
- Chúng ta không thể nào đưa dân sự đến gần với Chúa mà chúng ta không hề đến gần với Chúa. Chúng ta không thể đưa dân sự vào một nơi ngọt ngào với Chúa, mà bản thân chúng ta ít khi nào đến đó.
Tấm Lòng Người Thờ phượng (P1)
Chủ Đề: Tấm Lòng Người Thờ Phượng
Phần 1: Giới Thiệu
Diễn giả: MS Duy Trần
- Người hướng dẫn thờ phượng không phải là người chỉ có kỹ năng âm nhạc mà thôi,
Wednesday, July 5, 2023
Cách tính niên đại của Áp-ra-ham
Sử dụng gia phả để tính năm sinh của Áp-ra ham bao gồm việc lần theo các dòng dõi được đề cập trong Kinh Thánh và đưa ra những giả định cụ thể. Dưới đây là một phương pháp tổng quát mà một số học giả sử dụng:
1. Xác định thông tin gia phả liên quan: Trong trường hợp của Áp-ra ham, bạn cần tập trung vào các gia phả được tìm thấy trong Sách Sáng-thế-ký, chương 5, 11; đặc biệt là dòng dõi của Sem, con trai của Nô-ê, và Tha-rê, cha của Áp-ra ham.
2. Xem xét tuổi tác và mối quan hệ: Tìm các tuổi cụ thể được đề cập khi những người có con hoặc khi họ qua đời. Ví dụ, Kinh Thánh nói rằng Tha-rê sinh Áp-ra ham khi ông 70 tuổi (Genesis 11:26). Bạn cũng cần xem xét khoảng thời gian giữa các thế hệ.
3. Đưa ra giả định về khoảng trống và làm tròn số: Gia phả trong Kinh Thánh có thể có những khoảng trống, và các tuổi được đề cập có thể là giá trị làm tròn hoặc xấp xỉ. Giả định được đưa ra để ước tính độ dài của những khoảng trống này hoặc bất kỳ tên nào bị thiếu trong gia phả.
4. Tính toán khoảng thời gian xấp xỉ: Bằng cách cộng dồn các tuổi và tính toán cách giả định, bạn có thể đưa ra một khoảng thời gian xấp xỉ cho năm sinh của Áp-ra ham. Ước tính này có thể thay đổi tùy thuộc vào các giả định và gia phả cụ thể được sử dụng.
Lưu ý rằng phương pháp này phụ thuộc vào sự giải thích và có thể dẫn đến kết luận khác nhau của các học giả. Việc định nghĩa các sự kiện trong Kinh Thánh, bao gồm cả năm sinh của Áp-ra ham, đều có một mức độ không chắc chắn do giới hạn và sự phức tạp của các gia phả cổ.
Using genealogies to calculate the birth year of Abraham involves tracing the lineage mentioned in the biblical texts and making certain assumptions. Here's a general method that some scholars employ:
1. Identify the relevant genealogical information: In the case of Abraham, you'll need to focus on the genealogies found in the Book of Genesis, specifically the lineages of Shem, Noah's son, and Terah, Abraham's father
2. Examine the ages and relationships: Look for specific ages mentioned when individuals had their children or when they died. For example, the Bible states that Terah fathered Abraham at the age of 70 (Genesis 11:26). You'll also need to consider the time intervals between generations.
3. Make assumptions about gaps and completeness: Genealogies in the Bible may have gaps, and the ages mentioned could be rounded or approximate. Assumptions are made to estimate the lengths of these gaps or any missing names in the genealogies.
4. Calculate an approximate timeframe: By adding up the ages and accounting for assumptions, you can arrive at an approximate timeframe for the birth of Abraham. This estimation may vary depending on the assumptions made and the specific genealogies used.
It's important to note that this method relies on interpretation, and different scholars may reach slightly different conclusions. The dating of biblical events, including the birth of Abraham, involves some degree of uncertainty due to the limitations and complexities of ancient genealogies.
MS Thuận sưu tầm
Sunday, July 2, 2023
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG 02/07/2023
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG
vào lúc 10:30 am sáng Chúa nhật 02/07/2023 (giờ TX)
(10:30 tối CN giờ VN)
Đề tài: July Fourth Thuộc linh
Kinh Thánh: Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-14
Diễn giả: MS Lê Phước Thuận
Thursday, May 25, 2023
Đề tài Bài giảng 28/05/2023
Anh chị em thân mến
Chúa nhật 28/5 tới đây có 44 người lớn và thanh niên HTTL Lời Chúa sẽ đi dự Trại Gia đình Lakeview. Các con cái Chúa còn lại vẫn nhóm Thờ phượng Chúa tại nhà thờ Hội thánh Tin lành Lời Chúa. Tôi được Ban Linh vụ phân công ở lại phục vụ Lời Chúa với Hội thánh.
Như anh chị em đã biết Hội thánh Lời Chúa đang học chung chủ đề "TĂNG TRƯỞNG TRONG CHRIST".
Để cùng tấn tới và tăng trưởng trên con đường thuộc linh, Hội thánh đang ôn lại một cách chi tiết và sâu rộng về "Tám Cột Trụ của Sự Cứu-rỗi"
Mục đích của loạt bài giảng nầy là để trang bị cho tân-tín-hữu nền tảng vững chắc của đức-tin, từ đó đứng vững trong đức-tin, và tiếp tục tấn tới. Tín hữu lâu năm có cơ hội ôn lại, bổ sung những điều chưa biết, và hệ thống hóa kiến thức về sự cứu-rỗi.
Loạt bài học nầy dựa trên Kinh thánh, là Lời Đức Chúa Trời, chứ không phải sự dạy dỗ của các giáo hội. Sự cứu-rỗi của Cơ-đốc-nhân đặt nền tảng trên ân điển của Đức Chúa Trời và trên công lao hy sinh chết thay của Đức Chúa Giê xu Christ, chứ không phải trên con người.
Không phải đi nhà thờ lâu năm sẽ được cứu-rỗi; không phải làm lành lánh dữ, dâng hiến, bố thí, làm việc từ thiện sẽ được cứu-rỗi; không phải ngồi thiền, tu dưỡng đạo đức sẽ được cứu-rỗi ...
Qua loạt bài học nầy con cái Chúa sẽ biết chắc lẽ đạo cứu-rỗi do Đức Chúa Trời hoạch định từ trước buổi sáng thế; qua đó biết rõ mình đã được cứu-rỗi chưa; và phải làm gì, sống thế nào cho xứng đáng với sự hy sinh chuộc tội của Đức Chúa Giê xu Christ, và ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
"Tám Cột Trụ của Sự Cứu-rỗi" là: Ăn năn, Đức tin, Hoán cải, Tái sanh, Được Xưng Công chính, Được Nhận Làm Con, Thánh hóa, Và Được Làm Cho Vinh hiển
MS Lê Phước Thuận
Wednesday, May 24, 2023
Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Đức Tin Và Việc Làm
Phân đoạn Kinh Thánh trong Gia-cơ chương 2:14-26 là một trong những phân đoạn gây nhiều tranh luận và nhiều hiểu lầm nhất trong thư Gia-cơ. Có nhiều tà giáo đã dùng phân đoạn nầy một cách sai lầm, bóp méo sự thật và giải thích ý nghĩa của phân đoạn nầy là chúng ta phải góp phần vào trong công việc cứu rỗi của Chúa qua việc làm của mình, phải làm công quả thì mới vào Thiên Đàng được. Nhưng đó không phải là điều sứ đồ Gia-cơ muốn nói đến ở đây; ông muốn cho chúng ta biết cách phải sống thế nào sau khi chúng ta trở thành tín đồ Đấng Christ. Nếu chúng ta không hiểu sứ đồ Gia-cơ muốn nói gì, thì sẽ nghĩ rằng mình sẽ phải làm việc để được vào Thiên Đàng. Dường như điều sứ đồ Gia-cơ nói đi ngược lại với những gì sứ đồ Phao-lô dạy trong thư Rô-ma, nhưng thật sự không phải vậy.
Sứ đồ Phao-lô, trong thư Rô-ma, chống lại với chủ nghĩa luật pháp nhấn mạnh đến việc một người tin Chúa phải giữ tất cả luật pháp của người Do thái thì mới được cứu. Sứ đồ Phao-lô rất là cứng rắn trong lập trường của ông rằng chúng ta không cần phải giữ những luật pháp của người Do Thái thì mới trở thành tín đồ Đấng Christ, và ông viết thư cho nhóm người đang gặp khó khăn vì chủ nghĩa luật pháp nầy. Sứ đồ Gia-cơ, mặt khác, thì không đối phó với chủ nghĩa luật pháp, nhưng với một thái cực ngược lại, ông muốn chống lại với tinh thần lè phè, biếng nhác Đây là một tinh thần thụ động muốn sống sao thì sống, chỉ cần tin Chúa là đủ rồi, không muốn làm gì hết.
Sứ đồ Phao-lô và sứ đồ Gia-cơ tranh chiến với hai kẻ thù khác nhau. Nhưng vấn đề xảy ra vì hai người cùng dùng một chữ: việc làm, và họ dùng cách khác nhau. Khi sứ đồ Phao-lô dùng chữ việc làm, ông muốn nói đến luật pháp Do Thái, như phép cắt bì, hay những luật về lễ nghi được chép trong Thánh Kinh Cựu Ước. Nhưng khi sứ đồ Gia-cơ dùng chữ việc làm, ông muốn nói đến nếp sống cơ đốc, những việc chúng ta làm sau khi chúng ta được cứu, cách cư xử của chúng ta, sự thay đổi trong hành động của chúng ta, không phải luật lệ phải tuân giữ nhưng việc làm bởi lòng yêu thương. Chữ việc làm được dùng hai nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Khi sứ đồ Phao-lô nói về ân điển và đức tin, ông nói về gốc của sự cứu rỗi, điều gì xảy ra ở bên trong khi một người tin nhận Chúa. Mặt khác, khi sứ đồ Gia-cơ nói về đức tin, ông không nói về gốc của sự cứu rỗi, nhưng nói về bông trái của sự cứu rỗi, những bằng chứng ở bên ngoài bày tỏ sự thay đổi xảy ra ở bên trong. Chúng ta không thay đổi bởi vì chúng ta làm điều thiện, chúng ta được thay đổi bởi đức tin vào ân điển của Chúa. Nhưng sau khi chúng ta thay đổi, bằng chứng của sự thay đổi được thể hiện qua cách ăn ở của mình. Đức Chúa Jesus phán: Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được (Ma-thi-ơ 7:20). Chúng ta có thể nhìn vào cách cư xử của một người mà biết được bên trong của người ấy ra làm sao, bởi vì những gì ở bên trong chúng ta sẽ được thể hiện ra bên ngoài qua lời nói và hành động của chúng ta.
Vì thế mà sứ đồ Phao-lô và sứ đồ Gia-cơ không có mâu thuẫn với nhau. Sứ đồ Phao-lô bàn về làm thế nào biết mình là cơ đốc nhân; còn sứ đồ Gia-cơ thì bàn về làm thế nào bày tỏ mình là cơ đốc nhân. Sứ đồ Phao-lô, trong phân đoạn bàn về thế nào được cứu chỉ bởi đức tin, nói về làm thế nào để trở thành một tín hữu; còn sứ đồ Gia-cơ nói về làm thế nào để cư xử như một tín hữu sau khi tin Chúa. Cả hai người không có mâu thuẫn gì cả.
Chúng ta có thể xem tóm tắt của hai chân lý nầy: Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình; vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo (Ê-phê-sô 2:8-10). Trong câu 8, ông nói đến việc chúng ta được sự cứu rỗi bởi đức tin, và trong câu 10, ông nói đến việc chúng ta được cứu cho một cuộc đời làm việc lành. Có 3 giới từ trong phân đoạn nầy, nhờ ân điển, bởi đức tin, để làm việc lành. Nếu chúng ta sắp lộn những giới từ nầy, chúng ta sẽ gặp rắc rối. Ví dụ như, nếu chúng ta được cứu bởi làm việc lành, để được đức tin, thì chắc chúng ta sẽ gặp trở ngại. Nhưng sứ đồ Phao-lô nói chúng ta nhờ ân điển, bởi đức tin mà được cứu để làm việc lành.
Trong phân đoạn nầy, sứ đồ Gia-cơ cho chúng ta năm bằng chứng để biết chắc chúng ta có đức tin thật: (1) Đức tin thật không chỉ là những điều chúng ta nói (câu 14). (2) Đức tin thật không chỉ là những điều chúng ta cảm xúc (câu 15). (3) Đức tin thật không chỉ là những điều chúng ta suy nghĩ. (câu 18a). (4) Đức tin thật cũng không chỉ là những điều chúng ta tin tưởng. (câu 19). (4) Đức tin thật là những điều chúng ta thực hành (câu 20).
Vì vậy, sứ đồ Gia-cơ không nói rằng chúng ta phải gắng sức làm công quả để được vào Thiên Đàng. Ông cũng không có nói rằng việc làm dẫn đến sự cứu rỗi, nhưng ông nhấn mạnh rằng việc làm là kết quả của sự cứu rỗi. Cách chắc chắn nhất là sự tin chắc trong tâm hồn và sự đảm bảo từ những người khi họ nhận thấy được những kết quả của đức tin trong cuộc đời của chúng ta.
Friday, May 5, 2023
Sunday, April 30, 2023
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG 30/4/2023
CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG
vào lúc 10:30 am sáng Chúa nhật 30/04/2023 (giờ TX)
(10:30 tối CN giờ VN)
Đề tài: ĐIỀU CHÚA MUỐN LÀM
Kinh Thánh: Lu-ca 24:36-49
Diễn giả: MS Quyền GHT Phạm Văn Hùng