Đối với đa số người Việt Nam bên lương (ngoại đạo), Kinh Thánh là quyển sách kinh dành riêng cho người theo đạo Chúa. Vì vậy ít mấy ai quan tâm đọc và tìm hiểu Kinh thánh. Ngay cả trong giới trí thức cũng có rất ít người chịu khó nghiên cứu Kinh Thánh. Còn các người cầm bút có đạo thì lại e dè hoặc không đủ bén nhậy để mang những cảm quan tôn giáo hấp thụ từ Kinh Thánh chuyển vào đời sống. Các sách vở có liên hệ đến Kinh Thánh đều là do các giáo hội xuất bản, đóng khung trong nội dung dạy đạo và truyền bá đạo. Điều đó càng củng cố cái định kiến của quần chúng độc giả xem Kinh Thánh là quyển sách xa lạ, không cần thiết. Nếu xem thị hiếu độc giả là thước đo dân trí, thì sự kiện đó đã làm nghèo đi đáng kể cái kho tàng kiến thức văn hoá Việt Nam mà lẽ ra phải phong phú hơn nhiều.
Tuy Kinh Thánh không phải là quyển sách văn chương thuần tuý, nhưng nếu cất Kinh Thánh và những sách chịu ảnh hưởng của Kinh Thánh ra khỏi các tủ sách văn học, thì kho tàng văn chương thế giới sẽ khuyết đi một khoảng lớn quan trọng.
Nhiều nhà tư tưởng lớn Tây Âu, từ Augustin, Pascal, cho tới Chesterton, C.S. Lewis đã trực tiếp chịu ảnh hưởng của Kinh Thánh. Ngay cả những nhà tư tưởng vô thần như Voltaire, Karl Marx cũng lập thuyết dựa trên những giá trị của Kinh Thánh.
Lịch sử nước Nga cho thấy rằng, khi Kinh Thánh đã đi vào văn học, thì qua văn học nó sẽ đi vào tâm thức của dân gian và trở thành một lực lượng tiềm tàng có khả năng uốn nắn giòng lịch sử dân tộc. Ai đọc Dostoevsky, Tolstoy mà không quen với Kinh Thánh thì không thể nào cảm nhận được hết cái ý vị, thâm thuý của hai bậc đại văn hào nầy. Trải qua hơn nửa thế kỷ, chính quyền cộng sản Nga ra sức càn quét tiêu diệt Kinh Thánh, nhưng họ không thể tháo gỡ được ảnh hưởng của Kinh Thánh trong văn học Nga. Chính vì vậy mà khi nhà nước chuyên chế bắt đầu xuống dốc thì ảnh hưởng của Kinh Thánh lại bừng lên trong văn học như ta thấy trong Solzenytsin. Những tác phẩm văn chương như Nơi Đồi Hình Sọ, tác phẩm điện ảnh như Ăn Năn, cấu tạo bằng những ảnh tượng từ Kinh Thánh chắc chắn đã góp phần không nhỏ trong cuộc đổi đời của nước Nga trong những năm chuyển đổi.
Để nhận thức được tầm quan trọng của Kinh Thánh trong văn học, chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói thẳng thắn của một nhà văn khả kính, Phan Khôi. Ông không những nổi tiếng là nhà tiên phong trong lãnh vực báo chí, tiểu thuyết, thi ca, mà còn nổi tiếng là cây bút cương trực, điển hình là những bài viết của ông trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm. Sau đây là một bài báo đăng trên tờ Phụ Nữ Tân Văn giới thiệu tờ Thánh Kinh Báo do Mục Sư Cadman xuất bản với độc giả(được lục đăng trong tờ Saigon Post Feb. 3, 1996) trích lại bài VĂN HỌC VỚI KINH THÁNH đăng trên Trung Lập Báo từ trước. Bài nầy tuy viết đã lâu (PNTV số 74 ngày 16-10-1930), nhưng vẫn còn có giá trị vì nhận định trong đó rất cụ thể và vô tư, nó cũng vẫn còn là một lời quở trách đối với những kẻ hậu sinh thờ ơ với Kinh Thánh.
Xem bài viết của nhà văn Phan khôi. xem thêm ...
Để nhận thức được tầm quan trọng của Kinh Thánh trong văn học, chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói thẳng thắn của một nhà văn khả kính, Phan Khôi. Ông không những nổi tiếng là nhà tiên phong trong lãnh vực báo chí, tiểu thuyết, thi ca, mà còn nổi tiếng là cây bút cương trực, điển hình là những bài viết của ông trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm. Sau đây là một bài báo đăng trên tờ Phụ Nữ Tân Văn giới thiệu tờ Thánh Kinh Báo do Mục Sư Cadman xuất bản với độc giả(được lục đăng trong tờ Saigon Post Feb. 3, 1996) trích lại bài VĂN HỌC VỚI KINH THÁNH đăng trên Trung Lập Báo từ trước. Bài nầy tuy viết đã lâu (PNTV số 74 ngày 16-10-1930), nhưng vẫn còn có giá trị vì nhận định trong đó rất cụ thể và vô tư, nó cũng vẫn còn là một lời quở trách đối với những kẻ hậu sinh thờ ơ với Kinh Thánh.
Xem bài viết của nhà văn Phan khôi. xem thêm ...