Tuesday, October 30, 2018

Áp Dụng: Làm Cho Việc Học Kinh Thánh Năng Động và Cụ Thể

Áp Dụng: Làm Cho Việc Học Kinh Thánh Năng Động và Cụ Thể

Mục Sư Rick Warren


“Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22)

Không có gì trở nên năng động cho đến khi nó trở nên cụ thể.  Đó là lý do tại sao khi bạn đọc Lời Chúa, bạn cố gắng chuyển từ “học” thành “hành”.

Một thói quen tuyệt vời cần làm sau khi đọc Kinh Thánh là ghi xuống một câu áp dụng về những gì bạn vừa đọc.  Việc này giúp bạn trở thành người “làm theo Lời Chúa”, chứ không phải chỉ là một người nghe.

Điều gì tạo nên một câu áp dụng tốt?  Nó có bốn đặc điểm:

Nó mang tính cá nhân.  Bạn không thể viết một áp dụng cho ai khác.  Đó không phải là những gì mà thế giới cần làm, hoặc những gì chồng bạn cần làm, hoặc những gì con bạn cần làm.  Đó là những gì bạn cần làm!

Nó thực tế.  Áp dụng của bạn nên là một điều gì đó bạn có thể thực sự làm và một điều gì đó bạn có thể lập một kế hoạch để làm.  Những khái niệm tổng quát sẽ không giúp bạn.  Thật ra, chúng sẽ tạo ảnh hưởng nhỏ và sẽ khiến bạn cảm thấy bất lực.

Nó khả thi.  Nếu bạn không thể thực sự hoàn thành áp dụng của mình, bạn có lẽ sẽ thất vọng. Nếu áp dụng của bạn là bạn cần phải cầu nguyện 5 giờ một ngày, bạn sẽ không thể làm điều đó. Đừng sống một ngày mà không cầu nguyện.  Đó là thực tế.  Cầu nguyện trong 5 giờ là không thực tế.

Nó có thể kiểm chứng được.  Bạn cần đặt ra hạn chót để kiểm tra chính mình.  Nếu bạn không đặt ra một hạn chót và một mục tiêu, bạn không thể tự kiểm tra bạn được.  Vậy thì đó chỉ là một giấc mơ.
Bạn có thể áp dụng điều này này cho bất kỳ đoạn Kinh Thánh nào bạn đang đọc.  Kinh Thánh chép: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22)


*********************************


<< Bài trước                                                                           Bài sau >>

Các bài khác

Monday, October 29, 2018

Kiến Thức Kinh Thánh Đòi Hỏi Hành Động

Kiến Thức Kinh Thánh Đòi Hỏi Hành Động

Mục Sư Rick Warren


“Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá.” (Ma-thi-ơ 7:24) 

Bạn có biết học Kinh Thánh có thể nguy hiểm không?  Thật ra, những kết quả của việc học Kinh Thánh có thể là tai hại.

Nghe có vẻ kỳ lạ, tôi biết.  Nhưng Chúa đã dự định cho chúng ta áp dụng Kinh Thánh vào cuộc sống của chúng ta, chứ không phải chỉ đọc mà thôi.  Kinh Thánh là về sự biến đổi, chứ không phải chỉ là thông tin.  Kết thúc bài giảng trên núi, Chúa Jesus nói: “Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá.” (Ma-thi-ơ 7:24).  Áp dụng Lời Chúa là điều cực kỳ quan trọng.

Vậy thì tại sao áp dụng Lời Chúa vào đời sống chúng ta là quan trọng?

1.    Kiến thức tạo ra kiêu ngạo nếu chúng ta không áp dụng lẽ thật vào đời sống của chúng ta. Kinh Thánh nói trong 1 Cô-rinh-tô 8:1: “Song sự hay biết sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt.”  

Tất cả chúng ta đều nhìn thấy những người rất thông thạo Kinh Thánh, nhưng họ chưa bao giờ để Lời Chúa thấm sâu vào cuộc đời của họ.  Họ dùng Kinh Thánh như một cái búa để đập vào những người khác.  Chúng ta có thể sẽ là người khó chịu, ác độc, hẹp hòi, cộc cằn, phê phán, hay đoán xét nhất mà chúng ta sẽ gặp– nếu chúng ta không bao giờ đi thêm bước kế tiếp là áp dụng Kinh Thánh vào đời sống của chúng ta.

2.    Kiến thức đòi hỏi hành động. “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22)   Những gì một người biết phải được thể hiện trong những gì họ làm.  Chúng ta đang tự lừa dối mình nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang tăng trưởng đơn giản chỉ bởi ghi chép khi học Kinh Thánh.  Mạng lệnh của Đức Chúa Trời không phải là một sự chọn lựa.

3.    Kiến thức gia tăng trách nhiệm“Cho nên, kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội.” (Gia-cơ 4:17).  Với một hiểu biết sâu sắc hơn về Kinh Thánh, chúng ta sẽ chịu phán xét nặng nề hơn nếu chúng ta không áp dụng những gì Chúa chỉ dạy chúng ta.  Khi chúng ta bắt đầu học Kinh Thánh, Chúa bắt đầu chỉ cho chúng ta những lãnh vực trong đời sống chúng ta cần phải thay đổi, và Chúa kêu gọi chúng ta đến trách nhiệm lớn lao hơn khi Ngài làm điều đó.

************************

<< Bài trước                                                   Bài sau >>


Sunday, October 28, 2018

Hãy Quan Tâm Đến Nhau Bằng Việc Làm

Bài giảng Chúa nhật 28/10/2018

HÃY QUAN TÂM ĐẾN NHAU BẰNG VIỆC LÀM



Kinh thánh: Phi líp 2:14; 1 Giăng 3:11-18; Gia cơ 2:14-17
Câu gốc: Hỡi các con bé nhỏ, chớ yêu thương bằng lời nói và miệng lưỡi, mà phải yêu bằng việc làm và sự chân thật. (1 Giăng 3:18)





Wednesday, October 24, 2018

Ai Nhận Được Ân Tứ Của Bạn

Ai Nhận Được Ân Tứ Của Bạn

Mục Sư Rick Warren


“Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh.  Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.  Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người.” (1Cô-rinh-tô 12:4-6)

Khi bạn biết bạn được tạo ra với năng khiếu gì, thì bạn sẽ biết bạn nên là gì, và bạn có thể bắt đầu chú tâm vào đó để cho làm đời sống mình được ích lợi hơn.

Ngay lúc bạn bước qua lằn ranh giới hạn về mặt thuộc linh, bạn nói, “Tôi sẽ đi theo đường của Chúa, không phải đường riêng của tôi nữa.  Tôi sẽ để Ngài hướng dẫn đời mình.  Tôi muốn đi theo mục đích của Chúa, không phải mục đích của tôi.  Tôi sẽ làm việc mà Chúa đã định cho tôi làm.”

Ngay khi bạn bước qua được lằn ranh đó và đặt niềm tin nơi Đấng Christ, thì Chúa cũng ban cho bạn bốn ân tứ trọng yếu này:

Sự Tha Thứ. Rô-ma 5:15 chép, “Vì tội lỗi của một người, A-đam, khiến mọi người khác phải chết.  Nhưng ân điển kỳ diệu của Đức Chúa Trời và sự tha thứ của Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jesus Christ lại càng lớn lao cho mọi người khác là dường nào.”  Điều đầu tiên Chúa Jesus đã làm là Ngài bôi xóa hết lầm lỗi của bạn.  Tất cả đều được tha thứ!  Không có sự đoán phạt.

Cuộc sống vĩnh cửu.  Chúa có những chương trình dài hạn cho bạn.  Kinh Thánh chép trong Rô-ma 6:23, “Tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta.”  Bạn không bao giờ có thể tự mình làm gì để vào được Thiên Đàng.  Cách duy nhất để bạn vào được Thiên Đàng là nhờ bạn lấy đức tin tiếp nhận món quà Chúa biếu không cho bạn.

Đức Thánh Linh.  Rô-ma 5:5 chép, “Sự yêu thương của Đức chúa Trời đã rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta.”  Làm thế nào để bạn biết khi nào bạn để cho Thiên Chúa sống qua cuộc đời bạn?  Đó là khi bạn có bông trái của Thánh Linh: lòng yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, và tiết độ.

Khả Năng Đặc Biệt.  Trong Kinh Thánh, những khả năng đặc biệt này được gọi là những ân tứ thuộc linh.  Khác với những sự ban cho về vật chất hay khả năng về thể chất.  Những ân tứ thiêng liêng này rất cần để giúp cho bạn làm xong công tác Chúa muốn bạn làm.  Phần đông tín hữu thậm chí không biết mình có những ân tứ, ít hay nhiều.  Nhưng bạn có những ân tứ thiêng liêng!

Kinh Thánh chép trong 1 Cô-rinh-tô 12:4-6, “Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh.  Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.  Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người.”

Ân tứ thiêng liêng là gì?  Đức Chúa Trời có một mục đích cho đời bạn, và ân tứ thiêng liêng là những điều Chúa trang bị cho bạn để làm được điều Chúa muốn bạn làm.  Chúa không bao giờ muốn bạn làm gì mà không ban cho bạn khả năng để làm.  Ngài ban cho bạn ngay khi bạn tiếp nhận Đấng Christ.  Bạn không được chọn ân tứ.  Bạn cũng không làm được gì để đáng được ân tứ.

Ân tứ không phải để dùng làm lợi cho chính bạn.  Bạn nhận được ân tứ để giúp đỡ người khác.  Và anh chị em khác trong gia đình hội thánh có những ân tứ của họ để giúp lại bạn.

Khi tôi sử dụng ân tứ thiêng liêng để giảng dạy, các bạn được phước.  Khi bạn sử dụng ân tứ thiêng liêng của mình, những người trong hội thánh được phước.  Giống như trò chơi ghép hình vậy.  Nếu bạn thiếu một mảnh nhỏ, thì điều đầu tiên bạn nhận ra là gì?  Là chính mảnh thiếu đó. Cũng vậy, nếu bạn không phát triển và sử dụng những ân tứ thiêng liêng của bạn, thì tất cả chúng ta đều thiệt thòi.


Thảo luận

 Hằng ngày bạn phải đối diện với những thách thức nào khi bạn cố gắng sống theo đường lối Chúa, không theo đường riêng của mình?  Còn nếu sống theo cách riêng của mình, không theo cách Chúa muốn thì sao?



**********************

<< Bài trước                                               Bài sau >>



Tuesday, October 23, 2018

Khả Năng Của Bạn Là Bản Đồ Của Chúa Cho Đời Sống Bạn

Khả Năng Của Bạn Là Bản Đồ Của Chúa Cho Đời Sống Bạn

Mục Sư Rick Warren

“Nguyền xin Ngài bởi quyền năng của Đức Chúa Jesus Christ khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi sự lành, đặng làm thành ý muốn Ngài, và đẹp lòng Ngài.” (Hê-bơ-rơ 13:21)

Ngày xưa, có một số thú vật muốn bắt đầu mở trường học cho thú vật.  Chúng quyết định các môn học sẽ bao gồm chạy, leo, bơi, và bay.  Rồi chúng đã quyết định là tất cả các thú vật nên học tất cả các môn này.

Thế là có nhiều nan đề xảy ra.  Vịt giỏi hơn thầy của mình về bơi, nhưng chỉ thi đậu môn bay với điểm trung bình, còn môn chạy thì quá dở.  Vì vậy, trường cho vịt khỏi học môn bơi để ở laị tập dượt môn chạy sau khi tan học.  Điều này khiến cho chân vịt bị trầy xước tả tơi, nên điểm môn bơi đã tuột xuống trung bình.  Tuy nhiên con thú nào cũng cảm thấy bớt lo và khoái chí hơn, ngoại trừ vịt.

Thỏ hồi đầu khóa học đã dẫn đầu lớp về môn chạy, nhưng vì có quá nhiều bài phải làm lại cho môn bơi lội, nên bị sưng phổi, phải nghỉ học.

Sóc xuất sắc về môn leo trèo, nhưng thật kém trong lớp học bay vì thầy dạy muốn sóc bắt đầu từ dưới đất bay lên, chứ không phải bay từ trên xuống.  Sóc ta bị co rút bắp thịt vì căng dãn nhiều quá, nên chỉ được điểm “C” về môn leo trèo và điểm “D” môn chạy.

Chim ưng là đứa học trò phá rối nhất từng bị phạt vì không chịu theo kỷ luật.  Thí dụ, trong lớp học leo trèo, chim ưng luôn đạt tới đỉnh ngọn cây trước nhất, bằng cách bay chứ nhất định không chịu trèo.  Cuối cùng, vì chim ưng không chịu tham dự lớp học bơi, nên nó đã bị đuổi học.

Câu chuyện vui này nhắc chúng ta rằng Chúa đã thiết lập cho mỗi loài một khả năng cụ thể trong một lãnh vực cụ thể, và Ngài không mong mỏi mọi loài phải làm tất cả những việc khác.  Khi bạn mong mỏi mọi người đều phải rập y một khuôn, thì tất cả những gì bạn nhận được sẽ là sự thất vọng, chán nản, tầm thường, và thất bại.  Vịt được tạo ra để làm vịt chứ không phải làm một con nào khác.

Và bạn được tạo ra để là chính bạn.  Chúa đã ban cho bạn những khả năng độc đáo, và Ngài muốn bạn sử dụng nó theo cách Ngài đã định.

Khả năng của bạn là bản đồ bày tỏ ý muốn của Chúa dành cho đời sống của bạn.  Nó chỉ hướng. Khi bạn biết bạn giỏi về điều gì, thì bạn có thể biết Chúa muốn bạn làm gì với cuộc sống của bạn.

Kinh Thánh chép trong Hê-bơ-rơ 13:21, “Nguyền xin Ngài bởi quyền năng của Đức Chúa Jesus Christ khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi sự lành, đặng làm thành ý muốn Ngài, và đẹp lòng Ngài.”

Thảo luận


  • Bạn có những ân tứ thuộc linh nào?
  • Dựa vào năng khiếu của bạn — các ân tứ thuộc linh, tấm lòng, những khả năng, nhân cách, và kinh nghiệm - bạn nghĩ Chúa muốn bạn dùng đời sống của bạn như thế nào?
  • Cố gắng để vượt trội trong một lãnh vực mà bạn không có khiếu sẽ cản trở trong sự phục vụ hữu hiệu nhất của bạn như thế nào?



**********************

<< Bài trước                                               Bài sau >>

Monday, October 22, 2018

Chúa Ban Cho Bạn Khả Năng Để Giúp Đỡ Người Khác

Chúa Ban Cho Bạn Khả Năng Để Giúp Đỡ Người Khác

Mục Sư Rick Warren

“Bây giờ anh em thuộc về Ngài, là Đấng đã sống lại từ kẻ chết, để chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 7:4b)

Chúa tạo ra bạn để giúp đỡ người khác.  Bất kể công việc hay nghề nghiệp của bạn, bạn được kêu gọi để làm người tín đồ phục vụ trọn thời gian.  Một “tín đồ không phục vụ” là một mâu thuẫn về mặt thuật ngữ.
Kinh Thánh chép, “Ngài cứu chúng ta và gọi chúng ta là dân thuộc riêng về Ngài, không phải do việc chúng ta làm, nhưng là theo ý riêng Ngài đã chỉ định. (2 Ti-mô-thê 1:9a)

Phi-e-rơ nói, “Anh em được lựa chọn để rao giảng nhơn đức của Ngài, là Đấng đã gọi anh em. (1 Phi-e-rơ 2:9b)

Khi lớn lên, bạn có thể đã nghĩ rằng được Chúa kêu gọi chỉ dành cho các giáo sĩ, mục sư, nữ tu, và các nhân viên kinh nghiệm làm việc trọn thời gian trong các hội thánh, nhưng Kinh thánh nói mọi tín hữu đều được kêu gọi để phục vụ.

Khi bạn sử dụng các khả năng Chúa ban cho để giúp đỡ người khác, bạn đang hoàn thành sự kêu gọi của mình.  “Bây giờ anh em thuộc về Ngài, là Đấng đã sống lại từ kẻ chết, để chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 7:4b)

Thảo luận

  • Bạn đang sử dụng khả năng Chúa ban để giúp đỡ người khác như thế nào?
  • Điều gì Chúa đang kêu gọi bạn làm mà bạn nghĩ rằng mình đã không có đủ điều kiện để làm?
  • Làm cách nào bạn có thể khuyến khích các người khác trong nhóm nhỏ, hội thánh, hoặc cộng đồng tín hữu phục vụ trong mục vụ?


**********************

<< Bài trước                                               Bài sau >>


Sunday, October 14, 2018

Hãy Quan tâm Đến nhau Bằng Lời Nói



Bài giảng: "Hãy Quan tâm Đến nhau Bằng Lời Nói"
Kinh thánh: Phi-líp 2:4; Cô-lô-se 4:6; Ê-phê-sô 4:29
MS Lê Phước Thuận giảng tại nhà thờ Hội thánh Tin lành Lời Chúa
Chúa nhật 14 tháng 10/2018



Lời nói là phương tiện kỳ diệu để truyền thông. Nhiều người dùng lời nói để phô trương, và khoe khoang; để điều khiển người khác, để phục vụ lợi ích của mình. Trái lại, Cơ-đốc-nhân dùng lời nói để khích lệ, an ủi, gây dựng tâm linh, và quan tâm đến người khác.

<<<Bài trước                                                                Bài sau>>>

Sunday, October 7, 2018

Hãy Quan tâm Đến Nhau Bằng Cách Lắng Nghe




Lời Chúa dạy: "Mỗi người trong anh em đừng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình, nhưng phải quan tâm đến lợi ích của người khác nữa. (Phi líp 2:4)  Chúng ta quan tâm đến nhau bằng sự cầu thay. Cầu thay là cách nối kết với Chúa và nối kết mọi người lại với nhau. Để có thể cầu thay chúng ta cần lắng nghe để biết hoàn cảnh và nhu cầu của nhau. Mời anh chị em nghe bài giảng "Hãy Quan tâm Đến Nhau Bằng Cách Lắng Nghe" dựa trên Mác 10:46-52


<<<Bài trước                                                                         Bài sau>>>
Nghe những bài giảng khác