Học cách trở nên đồng cảm
Rick Warren
Xin tất cả hãy đồng tâm nhất trí với nhau, hãy thông cảm nhau, hãy thương mến nhau trong tình anh chị em, hãy nhân từ và khiêm nhường. (1 Phi-e-rơ 3: 8 DNB)
Bạn sẽ không bao giờ sống hòa hợp với vợ, chồng, bạn bè hay bất kỳ ai khác mà không có sự đồng cảm. Bạn không thể có một nhóm mà không biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của nhau. Đó là lý do tại sao khi mọi người làm việc cùng nhau trong một văn phòng, họ có thể làm việc cùng nhau, nhưng họ không phải là một nhóm trừ khi họ biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của nhau.
Sự đồng cảm rất quan trọng vì nó đáp ứng hai nhu cầu sâu sắc nhất của chúng ta: một nhu cầu cơ bản là được người khác hiểu; và một nhu cầu sâu sắc là cảm xúc của chúng ta được chấp nhận.
Nếu bạn định xây dựng một nhóm bạn bè hoặc tại nơi làm việc hoặc trong nhóm nhỏ của mình, bạn phải xây dựng sự đồng cảm và bao gồm nó trong cơ cấu. Vậy làm thế nào để bạn trở thành một người đồng cảm?
1/ Chậm lại. Bởi vì văn hóa của chúng ta dạy chúng ta sống với nhịp độ nhanh chóng, nên chúng ta chỉ lướt qua các mối liên hệ. Có nghĩa là bạn chạm đến những điểm chính và bỏ mất tất cả các chi tiết trong cuộc sống của những người mà bạn quan tâm nhất. Gia-cơ 1:19 nói,
"người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận" (BTT)
2/ Đặt câu hỏi. Châm ngôn 20: 5 nói,
"Ý định trong tâm trí người ta như nước ở giếng sâu, Nhưng người thông sáng biết cách múc lên." (DNB) Hầu hết mọi người giữ chặt cảm xúc của họ và họ không tự động chia sẻ những gì đang xãy ra. "Tôi ổn" là câu trả lời tiêu chuẩn, nhưng điều đó không thực sự cho bạn biết họ cảm thấy thế nào. Nếu bạn hỏi, “Anh thế nào?” Và người kia nói, “Tôi ổn,” dưới đây là cách bạn rút ra một câu trả lời rõ ràng hơn: Học cách đặt câu hỏi hai lần. Đó là cách bạn phát triển sự đồng cảm. Hãy dừng một lát và hỏi, “Không. Bạn đang
thực sự thế nào?” Một điều khác bạn có thể làm là học cách nán lại. Có nghĩa là đừng sợ sự im lặng. Chỉ trong giây lát, hãy đặt câu hỏi, và đừng ngại ngồi đó và chờ đợi. Đừng lập tức trở lại chương trình làm việc của bạn. Hãy lắng nghe và nhận biết.
3/ Bày tỏ cảm xúc. Kinh Thánh nói trong Rô-ma 12:15,
Hãy vui với người đang vui, khóc với người đang khóc. (HD) Sự đồng cảm không chỉ là nói, "Tôi lấy làm tiếc là bạn bị tổn thương." Mà nói rằng, "Tôi cùng tổn thương với bạn." Bạn sẵn sàng khóc với họ, và bạn sẵn sàng vui mừng với họ. Chỉ có một cách bạn sẽ trở nên đồng cảm – tiếp tục đầy dẫy Đức Chúa Trời. Nếu bình chứa thuộc linh của bạn thấp, bạn sẽ không đồng cảm chút nào. Bạn phải tiếp tục đầy dẫy Chúa.
Xin tất cả hãy đồng tâm nhất trí với nhau, hãy thông cảm nhau, hãy thương mến nhau trong tình anh chị em, hãy nhân từ và khiêm nhường. (1 Phi-e-rơ 3: 8 DNB)
THẢO LUẬN
* Đặc điểm của người lắng nghe giỏi là gì?
* Làm thế nào để bạn trả lời mọi người khi họ hỏi, "Bạn khoẻ không?"
* Tại sao bạn nghĩ mọi người sợ sự im lặng trong mối quan hệ?
Learn How to Be Empathetic
By Rick Warren
“All of you should be of one mind. Sympathize with each other. Love each other as brothers and sisters. Be tenderhearted, and keep a humble attitude.” (1 Peter 3:8 NIV)
You’re never going to live in harmony with your wife, your husband, your friends, or anybody else without empathy. You can’t have a team without being aware of what’s happening in each other’s lives. That’s why when people work together in an office, they may do work together, but they’re not a team unless they know what’s going on in each other’s lives.
Empathy is so important because it meets two of our deepest needs: the fundamental need to be understood and a deep need to have our feelings validated.
If you’re going to build a team of friends or at work or in your small group, you have to build empathy into the structure. So how do you become an empathetic person?
1. Slow down. Because our culture teaches us to move fast, we end up relationally skimming. That means you’re hitting the high points and missing all kinds of details in the lives of people you care about most. James 1:19 says,
“Be quick to listen, slow to speak, and slow to get angry” (NLT, second edition).
2. Ask questions. Proverbs 20:5 says,
“A person’s thoughts are like water in a deep well, but someone with insight can draw them out” (GNT). Most people hold their emotions pretty close, and they don’t automatically share how they’re doing. “I’m fine” is the standard answer, but that doesn’t really tell you how they feel. If you ask, “””How are you doing?” and the other person says, “I’m fine,” here’s how you draw out a more telling response: Learn to ask the question twice. That’s how you develop empathy. Pause and say, “No. How are you
really doing?” The other thing you do is learn to linger. That means don’t be afraid of silence. Just be in the moment, ask the question, and don’t be afraid to sit there and wait. Don’t immediately go into your agenda. Just listen and learn.
3. Show emotions. The Bible says in Romans 12:15,
“Rejoice with those who rejoice, and weep with those who weep” (NASB). Empathy is more than saying, “I’m sorry you hurt.” It’s saying, “I hurt with you.” You’re willing to cry with them, and you’re willing to rejoice with them. There’s only one way you’re going to be that empathetic — stay filled up with God. If your tank gets low on God, you’re not going to be empathetic at all. You’ve got to stay filled up with God.
“All of you should be of one mind. Sympathize with each other. Love each other as brothers and sisters. Be tenderhearted, and keep a humble attitude” (1 Peter 3:8 NIV).
Talk It Over
* What are the characteristics of a good listener?
* How do you respond to people when they ask, “How are you?”
* Why do you think people are so afraid of silence in a relationship?
**************************